Soạn bài Cảm hoài - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Cảm hoài trang 42, 43, 44 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 42 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn.

Trả lời:

- Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục đó là nhà khoa học Edison. Edison đã trải qua hơn 10.000 lần thất bại trước khi phát minh thành công dây tóc bóng đèn. Sau mỗi lần thất bại, Edison lại rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục thử nghiệm. Sự kiên trì, không ngừng nỗ lực của Edison đã khiến ông trở thành một nhà phát minh vĩ đại, được người đời nể phục.

- Điều gây ấn tượng với tôi:

+ Tinh thần dũng cảm, dám nghĩ dám làm của Edison.

+ Sự kiên trì, không ngừng nỗ lực của Edison dù gặp nhiều thất bại.

+ Niềm đam mê, cống hiến của Edison cho khoa học.

* Trong khi đọc:

1. Hình dung thời gian, không gian của hai câu thơ đầu.

- Thời gian: những năm 1407 – 1409, khi quân Minh tràn vào nước ta.

- Không gian: rộng lớn, mênh mông, xã hội bao trùm bởi những biến loạn.

2. Chú ý:

- Các hình ảnh thể hiện hoàn thành, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa.

* Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình: thế sự ngổn ngang, đất trời bất tận, anh hùng hận xót xa, quốc thù chưa trả,...

* Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai liên thơ giữa: 

- Ẩn dụ: 

+ Trí chủ hữu hoài phù địa trục: Ẩn dụ chí lớn muốn xoay chuyển càn khôn, giúp đời.

+ Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà: Ẩn dụ khát vọng được cống hiến, lập công danh nhưng không có cơ hội.

+ Gươm: khí phách anh hùng, khát vọng cống hiến.

+ Bóng nguyệt: sự cô đơn, lạc lõng.

- Đối: 

+ Trí chủ > < tẩy binh

+ Phù địa trục > < vãn thiên hà

- So sánh: hình ảnh bóng nguyệt với gươm

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi, lương thực thiếu thốn nên cuối cùng đã thất bại.

Soạn bài Cảm hoài | Ngắn nhất Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ.

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

- Nhân vật trữ tình: tác giả - nhà thơ Đặng Dung

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh - tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh - tình thế đó có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình: thế sự ngổn ngang, trời đất bất tận, đồ điếu công thành dễ, anh hùng hận xót xa.

- Đặc điểm của hoàn cảnh tình thế đó:

+ tình thế phức tạp hỗn loạn, thời thế đảo điên, giặc xâm lược đã khơi dậy sự bất bình, uất ức.

+ nhà thơ muốn góp công sức cho đất nước nhưng đành bất lực bởi tuổi đã già.

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh – tình thế đó?

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ khi đối diện với hoàn cảnh - tình thế đó:

+ lòng dạ bối rối, cảm thấy bi kịch của người anh hùng khi trước thời cuộc.

+ nỗi cay đắng, xót xa, của người anh hùng thất thế, lỡ bước, chán trường, bất lực trước cuộc đời bão giông.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,...) và nêu cảm nhận về nổi lòng của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng: 

+ xoay trục đất: con người ấp ủ hoài bão, muốn lên cao chiếm lĩnh.

+ rửa binh khí: chuẩn bị binh sĩ trước khi xuất chinh, chuẩn bị cho chiến tranh.

+ kéo sông Ngân: thể hiện ý chí chiến đấu.

- Nỗi lòng nhân vật trữ tình: ý sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.

Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

Trả lời:

Đến hai câu thơ cuối bài nhà thơ khắc họa hình ảnh người tráng sĩ mài gươm mang trong mình khát khao dâng hiến và hành động quyết tâm. Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma, tức là bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền. Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Người tráng sĩ xuất hiện với vẻ đẹp bi tráng, giữa một bên là sự bi phẫn về tuổi già với một bên là hành động bền bỉ mài gươm dưới trăng. Hình ảnh này tô đậm khí chất của đấng anh hùng hay cũng chính là tác giả với ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy nghiêm.

Câu 6 (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.

Trả lời:

- Một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ: 

+ Nội dung: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.

+ Biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,...

+ Điển tích, điển cố: tẩy binh, mài gươm

+ Thể thơ cổ thi: thất ngôn bát cú

* Kết nối đọc – viết:

Bài tập (trang 44 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài.

Trả lời:

 Cảm hoài là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của kẻ làm trai, nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng thật độc đáo, hình ảnh ấy thật kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ đó chính là phù địa trụcvấn thiên hà. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão, con người muốn lên cao chiếm lĩnh. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Qua biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ là một con người khao khát cống hiến tài năng, thổ lộ những ước muốn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao bình, chết chóc. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn rất mực hiên ngang.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác