Soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
* Yêu cầu
- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết.
- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm;…
- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.
- Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm của tác giả.
* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản: Về bức tranh Mưa thu. Pu-skin (Puskin) của họa sĩ V. E. Páp-cốp (V. E. Popkov)
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
V.E. Páp-cốp là họa sĩ Nga nổi tiếng sau thế kỉ XX, từng tạo ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ cùng thế hệ ở trong nước. Trong tranh ông vẻ đẹp tâm hồn Nga thuần phác đã được diễn tả bằng một bút pháp độc đáo, thoạt nhìn có vẻ khắc khổ nhưng đầy tính biểu cảm và triết lí.
Mùa thu. Pushkin là bức tranh họa sĩ chưa kịp hoàn thành trước lúc đột ngột ra đi vì một tai nạn bi thảm.
2. Nêu một số thông tin cần thiết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Ý tưởng về bức tranh này là lúc ông đến thăm MIkhailovsky - trang viên mà ngày xưa A.X. Pushkin từng về sống trong thời gian nhà thơ bị chính phủ chuyên chế của Nga hoàng thù ghét, trục xuất khỏi Pê-téc-bua vô thời hạn. Khung cảnh thơ mộng tuyệt đẹp nơi đây như còn phảng phất bóng dáng của Pushkin, khơi gợi trong lòng họa sĩ bao suy tư về cuộc sống, về sự cô đơn và nghệ thuật.
3. Triển khai phân tích, bình luận về những điểm đặc sắc của tác phẩm.
Đây là bức tranh sơn dầu vẽ trên toan khổ 169x172 cm
Để phá vỡ sự khô cứng và nặng nề thì họa sĩ đã dùng ánh sáng "đầy" cột bên phải lùi ra phía ngoài thêm một chút. Mấy chiếc lá vàng rơi trên sàn cũng góp phần tạo nên ấn tượng:
+ không gian
+ vòm lá
+ những dải đồi gò xám xanh
+ bóng con ngựa trắng
Gương mặt của Pu-skin nhìn nghiêng, sáng và nổi bật những nét đặc thù trên nền vàng nhạt - xám xanh.
4. Miêu tả đặc điểm tác phẩm kèm những phân tích, đánh giá.
Sàn gỗ dưới chân nhà thơ như có mấy vệt sáng phản chiếu ánh trời. Chính điều đó làm hình khối như được giảm nhẹ trọng lượng, đưa đến cảm giác nhân vật đang tồn tại trong trạng thái lơ lửng, phiêu diêu. Một bên vai mảnh tựa cột, nhưng đó chỉ là tựa hờ.... Nhìn chung, người và cảnh hòa hợp với nhau lạ lùng.
5. Gợi ý về một cách “đọc” đối với nét độc đáo của tác phẩm.
Khi hình dung bố cục bức tranh, tác giả đặt trọng tâm vào việc vẽ người hay vẽ cảnh? Chính tên tranh đã tiết lộ rằng có lẽ họa sĩ không nghiêng bên nào. không chỉ Pu-skin, mùa thu cũng là một “nhân vật” quan trọng.
6. Bày tỏ sự đồng cảm đối với tác giả, tác phẩm.
Dường như có một sự cộng hưởng kì lạ của những số phận ở bức tranh này. Pu-skin kết thúc sinh mệnh sau một cuộc đấu súng oái oăm, lúc mới ba mươi tám tuổi. Họa sĩ Páp-cốp cũng ngừng cuộc phiêu du trên trần gian do một sự cố phi lí khi tuổi đời mới chỉ bốn mươi hai.
7. Kết luận và gợi mở những suy nghĩ mới về nghệ thuật.
Đối với một tác phẩm nghệ thuật, có lẽ điều quan trọng hơn cả là khơi lên được ở người tiếp nhận những cách cảm thụ mới mẻ, những suy tư không dứt, bằng các phương tiện và vật liệu mang tính vật chất hữu hạn của mình.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những đặc điểm nào cho thấy bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật?
Trả lời:
Bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật bởi nó có quan điểm riêng, góc nhìn riêng của người viết về tác phẩm. Dĩ nhiên, bài viết cũng cung cấp một số thông tin khách quan về tác phẩm, nhưng những thông tin này được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị của đối tượng được đề cập đến.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu tính đặc thù của những bằng chứng được sử dụng trong bài viết.
Trả lời:
Tính đặc thù đó gắn với sự “miêu tả” của người viết về các phương diện khách quan của tác phẩm (bố cục, màu sắc, hình khối, đường nét,...) khác với việc trích dẫn các câu văn, câu thơ khi ta viết một bài nghị luận văn học.
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được những điều kiện gì?
Trả lời:
Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được:
- Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.
- Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.
- Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài (nên chọn viết về một tác phẩm thuộc các loại hình sáng tác: điện ảnh, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật,…).
- Nên chọn những tác phẩm bạn có đủ thông tin (qua tra cứu, tìm hiểu), đã có sự tiếp xúc trực tiếp (đã xem, đã nhìn, đã nghe,…), chú ý với các tác phẩm có liên hệ với những văn bản văn học đã đọc, đã học.
2. Tìm ý, lập dàn ý
a) Tìm ý
Để tìm ý, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:
- Bộ phim của ai, tên là gì, được hoàn thành trong bối cảnh và thời điểm nào, đạo diễn, tên tác giả cùng kịch bản, ê-kíp làm phim, diễn viên chính, phụ,...
- Bộ phim được giới chuyên môn và công chúng nghệ thuật đánh giá, đón nhận như thế nào?
- Nội dung đề cập đến vấn đề gì, cần tóm tắt được cốt truyện theo kịch bản.
- Có thể nói về thành công và hạn chế nào của tác phẩm, về các mặt nội dung và nghệ thuật thể hiện.
- Bộ phim đã ghi dấu ấn gì trong đời sống?
b) Lập dàn ý
Mở bài:
- Nêu được các thông tin cơ bản về tác phẩm.
Thân bài:
- Nhìn nhận khái quát về tác phẩm.
- Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm với lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, đầy đủ.
- Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có thể thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác phẩm.
Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm.
* Dàn ý cho đề bài: Viết một văn bản nghị luận về bộ phim “Inception” (Kẻ đánh cắp giấc mơ) năm 2010.
a. Mở bài
- Giới thiệu về bộ phim “Inception” 2010 của đạo diễn Christopher Nolan.
b. Thân bài
- Nội dung khái quát: Hành trình khám phá những giấc mơ của con người.
- Những khía cạnh nổi bật
+ Tình tiết ly kỳ, đòi hỏi sự tập trung cao độ để giải đáp câu hỏi “Đâu là thực, đâu là mơ” xuyên suốt tác phẩm.
+ Đạo diễn và dàn diễn viên bảo chứng phòng vé.
+ Phần hình ảnh hấp dẫn được xây dựng vô cùng tinh tế và sáng tạo.
- Những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có thể thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác phẩm.
c. Kết bài
- Đánh giá chung về tác phẩm.
3. Viết
Dựa vào dàn ý đã lập để viết. Cần triển khai các luận điểm thành các đoạn văn đảm bảo được yêu cầu về mạch lạc và liên kết. Chú ý dùng giọng văn có tính biểu cảm, thể hiện được niềm hứng thú và xúc động của người viết đối với tác phẩm.
Bài viết tham khảo
Thế giới tinh thần của con người đến nay vẫn là một trong những điều khó lí giải nhất đối với nhân loại. Và dường như chính những điều khó nắm bắt đó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các vị đạo diễn trong việc khai thác thế giới tiềm thức của con người theo những chiều hướng tưởng tượng khác nhau. Năm 2010, điện ảnh thế giới đón nhận một tác phẩm xuất sắc về đề tài này - “Inception” (Kẻ đánh cắp giấc mơ) của đạo diễn Christopher Nolan. Bộ phim “Inception” không chỉ là một bộ phim, mà nó còn là một hành trình khám phá sâu vào tầm tưởng tượng của con người. Đó là lí do tác phẩm được khán giả và giới chuyên môn đánh giá rất cao, và đến nay vẫn tiếp tục đọng lại trong tâm trí khán giả với những bất ngờ thú vị mà nó đem đến.
“Inception” ra đời dưới bàn tay nhào nặn đỉnh cao của vị đạo diễn lừng danh Christopher Nolan. Điều đầu tiên khiến “Inception” trở nên hấp dẫn đó là kịch bản đầy phức tạp và sáng tạo. Phim xoay quanh việc đánh cắp thông tin từ trong tâm trí của người khác thông qua giấc mơ, và câu chuyện này được kể qua nhiều tầng lớp khác nhau, từ thế giới hiện thực đến thế giới của giấc mơ và thậm chí là giấc mơ trong giấc mơ. Điều này tạo nên một cấu trúc tình tiết đầy kỳ diệu và đòi hỏi sự tập trung của người xem. Mỗi lần xem, bạn luôn phát hiện ra điều mới mẻ và thú vị, và việc giải mã câu chuyện trở thành một thách thức đáng kể.
Bên cạnh đó, “Inception” cũng có sự tham gia của các diễn viên xuất sắc, trong đó Leonardo DiCaprio, Joseph Gordon-Levitt và Ellen Page thực sự tỏa sáng. Họ không chỉ đóng vai một cách xuất sắc mà còn mang đến sự chi phối tuyệt vời cho nhân vật của họ. Diễn xuất tự nhiên và đầy cảm xúc khiến người xem tin tưởng vào mọi tình huống mà các nhân vật phải đối mặt.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất về “Inception” chính là cách đạo diễn Christopher Nolan đã xây dựng thế giới giấc mơ. Những cảnh quay trong giấc mơ là những tượng đài của sự sáng tạo điện ảnh. Từ việc thành phố cuốn trôi vào biển đầy ảo diệu cho đến những màn trốn chạy trong các tầng của giấc mơ, mọi thứ đều được thể hiện tài tình một cách rất sáng tạo và đầy sức mạnh. Bất kể bạn có thể đánh đồng với bất kỳ tình huống nào trong phim, bạn đều không thể phủ nhận sự hấp dẫn và tinh tế trong cách Nolan làm cho giấc mơ trở nên sống động và thách thức.
“Inception” cũng đặt ra nhiều câu hỏi thú vị về thực tế và ý thức. Liệu thế giới của chúng ta có phải là một giấc mơ, và chúng ta có kiểm soát được nó hay không? Câu hỏi này khiến người xem suy tư và đặt ra những câu chuyện tưởng tượng riêng của họ. Phim không chỉ đơn thuần là giải trí, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc và đầy ý nghĩa.
Tóm lại, bộ phim “Inception” có sức hấp dẫn không giới hạn từ kịch bản phức tạp đến diễn xuất xuất sắc và thế giới giấc mơ đầy ảo diệu. Nó không chỉ là một bộ phim mà là một trải nghiệm tưởng tượng đầy mê hoặc, mở ra nhiều cửa sổ vào tâm trí của con người. Có lẽ phải rất lâu nữa, nền điện ảnh thế giới mới xuất hiện những tác phẩm điện ảnh đỉnh cảo, vừa hấp dẫn, vừa thách thức người xem; đem đếm trải nghiệm bất ngờ, tuyệt vời và thú vị dù có xem bao nhiều lần đi nữa. “Inception” sẽ vẫn tiếp tục ở lại trong tâm trí khán giả bởi tính ly kỳ, quy mô và những chi tiết được cài cắm cho các lời giải mới sau mỗi lần xem.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Gạch bỏ những từ, những câu văn trùng lặp, thiếu thông tin hoặc thông tin chung chung.
- Kiểm tra sự liền mạch giữa các ý, các đoạn. Bổ sung các phương tiện liên kết hợp lí nếu thấy cần thiết.
- Đính chính các thông tin chưa chính xác (nếu có).
- Sửa lại các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (nếu có).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT