Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 33 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 33 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

1.1. Nguyễn Du (1765 - 1820)

Thời gian

Sự kiện cuộc đời

1765

Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

1775 - 1778

Cha mẹ lần lượt qua đời. Nguyễn Du được người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản nuôi nấng.

1783

Thi đỗ tú tài, được nhận một chức quan nhỏ dưới triều Lê.

1789 - 1802

Phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc và trở về ở ẩn ở quê nội Hà Tĩnh.

1802 - 1809

Ra làm quan cho nhà Nguyễn, giữ nhiều chức vụ

1820

Qua đời ở tuổi 55

=> Nhận xét:

+ Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố chìm nổi gắn với bối cảnh lịch sử thời đại của dân tộc.

+ Nhờ cuộc sống phiêu bạt, chứng kiến nhiều cảnh đời dâu bể, lại có tài năng lớn, tâm hồn nhạy cảm thiên phú nên ông trở thành đại thi hào dân tộc.

1.2. Sáng tác của Nguyễn Du gồm 2 bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm

 

Chữ Hán

Chữ Nôm

Tác phẩm

gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập (78 bài); Nam trung tạp ngâm (40 bài); Bắc hành tạp lục (131 bài)

gồm: Truyện Kiều; Văn tế thập loại chúng sinh,...

 

Nội dung

- Nổi bật nhất là Bắc hành tạp lục: Thể hiện niềm cảm thương, trăn trở trước số phận con người, đặc biệt là những kiếp tài hoa. Nguyễn Du từ cõi lòng đầy thất vọng của bản thân để trăn trở về hiện thực của cõi đời của nhân dân trong tình cảm nghèo khổ, tha phương.

- Nổi bật nhất là Truyện Kiều:

+ Nội dung: thể hiện cuộc đời đau khổ, đày đọa, là “tiếng kêu thương động đất trời” khi nhân cách và giá trị làm người bị chà đạp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hình thức: đưa ngôn ngữ văn chương của dân tộc lên tầm cao mới, xây dựng tính cách điển hình, ngôn ngữ điêu luyện.

1.3. Những kiệt tác văn chương, nghệ thuật luôn có sức sống vượt thời gian

Những tác phẩm để lại của Nguyễn Du mang đến những bài học sâu sắc về tình yêu thương, quý trọng con người, nghị lực sống, tranh đấu và vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, về tư tưởng nhân văn và ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ.

2. Điểm nhìn trong truyện thơ

Thường sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, truyện thơ cũng sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri từ một số nhân vật.

3. Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm

Nhân vật trong tác phẩm truyện thường được khắc họa không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm.

4. Bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện thơ Nôm và “Truyện Kiều”

Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...

5. Biện pháp tu từ đổi: đặc điểm và tác dụng

- Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn. 

- Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản. Biện pháp tu từ này có tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác