Soạn bài Ôn tập trang 76 lớp 11 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 76 lớp 11 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học (làm vào vở):

Nguyệt cầm

Thời gian

Gai

Cấu tứ

Yếu tố tượng trưng

Trả lời:

Nguyệt cầm

Thời gian

Gai

Cấu tứ

Sự hòa nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

Thời gian và sự bất tử của nghệ thuật và tình yêu.

Hành trình sáng tạo nghệ thuật là hành trình gian khổ để đi tìm cái đẹp.

Yếu tố tượng trưng

- Nương tử trong câu hát/ đã chết đêm rằm theo nước xanh: Tượng trưng những người nghệ sĩ tàu hoa bạc mệnh, sự lẻ loi, cô đơn, bị xã hội quên lãng.

- Sao Khuê: Biểu tượng của văn chương, nghệ thuật.

- Sự tương giao giữa các giác quan: Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân; Long lanh tiếng sỏi; Bóng sáng bỗng rung mình; Ánh nhạc: biển pha lê.

Những câu thơ còn xanh/ những bài hát còn xanh: Tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn của nghệ thuật và tình yêu.

- Hoa hồng: Tượng trưng cho cái đẹp.

- Gai: Tượng trưng cho nỗi đau, sự gian khổ của quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mày mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

- BPTT lặp cấu trúc: sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + …" ở các dòng thơ

(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm

(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,

(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

- Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Hãy nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh pho tượng.

Trả lời:

Bài học kinh nghiệm:

+ Trước khi viết, nên nghiên cứu kỹ lưỡng về bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà mình muốn viết.

+ Để viết được một bài chất lượng, cần phân tích và giải thích các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng như ý nghĩa của các hình ảnh, tình tiết, từ ngữ hay phong cách sử dụng của tác giả. Dùng các ví dụ cụ thể để minh hoạ cho ý tưởng của mình.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Làm thế nào để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh pho tượng hấp dẫn người nghe?

Trả lời:

Để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh pho tượng hấp dẫn người nghe, chúng ta cần:

- Thu hút người nghe bằng một câu nói thú vị hoặc một câu hỏi.

- Giới thiệu về tác giả hoặc nghệ sĩ và lý do tại sao tác phẩm đó nổi tiếng hoặc được đánh giá cao.

- Tạo cảm xúc và thú vị cho người nghe bằng cách sử dụng một số từ ngữ hình tượng hoặc ví dụ.

...

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Giải thích thế nào là kĩ thuật PMI khi tương tác với người thuyết trình và tác dụng của nó.

Trả lời:

- Kỹ thuật PMI (Plus, Minus, Interesting) là một phương pháp tương tác giữa người nghe và người thuyết trình trong quá trình trình bày thông tin hoặc ý tưởng.

- Kỹ thuật này bao gồm:

+ Plus (cộng): Đánh giá những điểm tích cực của thông tin hoặc ý tưởng được trình bày, những mặt thuận lợi, ưu điểm hoặc lợi ích của nó.

+ Minus (trừ): Đánh giá những điểm tiêu cực của thông tin hoặc ý tưởng được trình bày, những mặt khó khăn, nhược điểm hoặc rủi ro của nó.

+ Interesting (thú vị): Đánh giá những điểm nổi bật, hấp dẫn, đáng chú ý hoặc gợi mở ý tưởng của thông tin hoặc ý tưởng được trình bày.

- Tác dụng: giúp người nghe tập trung và đánh giá thông tin một cách khách quan, giúp người thuyết trình nhận được phản hồi từ người nghe về các mặt tích cực, tiêu cực và thú vị của thông tin hoặc ý tưởng mà mình trình bày.

Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta"?

Trả lời:

- "Cái tôi" trong nghệ thuật và cuộc sống là góc nhìn, nhận thức về bản thân mình, tức là ý thức về cá nhân, về những phẩm chất, tài năng, kỹ năng, giá trị, ước mơ và mong muốn của mình.

- "Cái tôi" và "cái ta" có mối quan hệ tương đối phức tạp trong cuộc sống. "Cái tôi" là trung tâm của ý thức con người, nơi tập trung các khát vọng, nhu cầu và mong muốn của cá nhân. Nhưng trong cuộc sống, ta cũng cần phải có sự tôn trọng, thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, cần phải giữ thăng bằng giữa "cái tôi" và "cái ta", tức là sự cân bằng giữa sự tự trọng cá nhân và sự tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác