Soạn bài So sánh tiếp theo năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 41):

Phép so sánh trong khổ thơ:

+ Phép 1:Vế A: Những ngôi sao, Vế B: Mẹ đã thức

Từ so sánh: Chẳng bằng

+ Phép 2: Vế A: Mẹ, Vế B: Ngọn gió

Từ so sánh: Là

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 42):

- Phép 1: Từ so sánh "chẳng bằng" ở vế A không ngang bằng vế B.

- Phép 2: Từ so sánh "là" vế A ngang bằng vế B

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 42):

+ So sánh ngang bằng: như, y như, tựa như

+ So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, chưa bằng, không bằng.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 42):

+ Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn...

+ Có chiếc lá như con chim...

+ Có chiếc lá như thần bảo rằng...

+ Có chiếc lá như sợ hãi...

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 42):

- So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

- So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết.

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 41):

a.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè → So sánh ngang bằng

b. - Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

- Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

→ So sánh không ngang bằng

c. “Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng”

→ so sánh ngang bằng

“Bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn ngọn lửa hồng”

→ so sánh không ngang bằng

=> Tác dụng : Hình ảnh so sánh rất đẹp cụ thể hóa tình cảm của Bác, ngợi ca hình ảnh vĩ đại mà gần gũi của Bác, diễn tả tình cảm trìu mến của anh đội viên đối với Bác

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 41):

- Thuyền rẽ sóng … như đang nhớ núi rừng …

- Núi cao như đột ngột hiện ra …

- Những động tác … nhanh như cắt …

- Dượng Hương Thư như một pho tượng

- Những cây to … như những cụ già …

- Em thích hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư bởi vì hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp và sức mạnh chinh phục thiên nhiên của người lao động.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 41):

Như một dũng sĩ vào trận đánh, Dượng Hương Thư đứng vững chãi trên thuyền. Hai tay của Dượng nổi bắp cuồn cuộn chắc cầm cây sào tre dài đầu bịp sắt nhọn. Dòng thác dữ ào ào tuôn xuống như muốn đẩy thuyền lùi trở lại, nhưng con sào của Dượng đã nhanh chóng cắm phập xuống lòng sâu. Cứ thế con thuyền trụ lại được giữa dòng rồi rồi nhích lên: sức người đã mạnh hơn sức nước.

Xem thêm các bài soạn So sánh hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

1. Các kiểu so sánh: 2 kiểu

- So sánh ngang bằng 

- So sánh không ngang bằng 

2. Tác dụng của so sánh

Vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học