Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 27 (có đáp án): Sinh sản ở động vật
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27: Sinh sản ở động vật sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Câu 1. Testosterone nồng độ cao sẽ
A. ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
B. ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH
C. kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH
D. ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
Câu 2. Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
B. luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
Câu 3. Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?
A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmon progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmon progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmon progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
Câu 4. Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là
A. cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường
B. đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn
D. có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
Câu 5. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng FSH kích thích
A. phát triển nang trứng
B. tuyến yên tiết hoocmon
C. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
D. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
Câu 6. Khi nói về hình thức trinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai:
A. Không cần sự tham gia của giao tử đực
B. Xảy ra ở động vật bậc thấp
C. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực
D. Không có quá trình giảm phân
Câu 7. Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là
A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái
B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái
C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non
D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh
Câu 8. Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức nào sau đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh
B. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
C. Phân đôi, tái sinh, bào tử, sinh dưỡng
D. Phân đôi, tiếp hợp, phân mảnh, tái sinh
Câu 9. Ở nam giới, hoocmon nào sau đây sẽ kích thích quá trình sản sinh tinh trùng
A. GnRH, FSH, LH, testosteron
B. GnRH, FSH, LH, tiroxin
C. GnRH, FSH, LH, progesterone
D. FSH, LH, estrogen, progesteron
Câu 10. Hình thức sinh sản vừa có ở động vật không xương sống vừa ở động vật có xương sống là
A. Nảy chồi
B. Trinh sinh
C. Phân mảnh
D. Phân đôi
Câu 11. Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh là:
A. thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
B. tự thụ tinh và thụ tinh chéo
C. thụ tinh ngoài và thụ tinh chéo
D. thụ tinh trong và tự thụ tinh
Câu 12. Sinh vật lưỡng tính có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ có một loại cơ quan sinh sản sinh ra hai loại giao tử đực và cái
B. Mang cơ quan sinh sản đực và cái riêng biệt trên cùng một cơ thể
C. Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt mà giao tử được sinh ra từ bất kì tế bào nào của cơ thể
D. Tất cả động vật lưỡng tính đều có khả năng tự phối
Câu 13. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào
A. xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
B. xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
C. xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
D. xôma, kích thích tế bào trứng đã được cấy nhân phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới
Câu 14. Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?
A. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
B. từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
C. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con
D. từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng
Câu 15. Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?
A. giun đất, ốc sên, cá chép
B. giun đất, cá trắm
C. giun đất, ốc sên
D. tằm, ong, cá
Câu 16. Khi nói về đặc điểm sinh sản vô tính ở động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chỉ cần một cá thể gốc
B. Cá thể mới luôn được hình thành từ trứng không được của cá thể gốc
C. Không có sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái
D. Dựa trên quá trình nguyên phân
Câu 17. Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích
A. phát triển nang trứng
B. nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
C. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
D. tuyến yên tiết ra hoocmon
Câu 18. Cơ quan nào sau đây của nữ giới tiết ra progesteron?
A. Vùng dưới đồi
B. Nang trứng
C. Tuyến yên
D. Thể vàng
Câu 19. Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp
A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới
D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
Câu 20. Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở:
A. bọt biển và ruột khoang
B. trùng roi và thủy tức
C. trùng đế giày và thủy tức
D. amip và trùng roi
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 23: Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 29: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT