Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Tuần hoàn ở động vật

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.

Câu 1: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận nào sau đây?

A. Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.

B. Dịch tuần hoàn, tim và máu.

C. Máu, nước mô và tim.

D. Máu, tim và hệ thống bạch huyết.

Câu 2: Hệ tuần hoàn hở không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp.

B. Máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô.

C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp nên tốc độ máu chảy nhanh.

D. Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.

Câu 3: Ở hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch với áp lực

A. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua tĩnh mạch, mao mạch và về tim.

B. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

C. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

D. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ mao mạch qua động mạch, tĩnh mạch và về tim.

Câu 4: Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào dưới đây?

A. Chim sẻ, ong, châu chấu.

B. Con trai, ốc sên, ếch.

C. Cá chép, cá mập, ếch.

D. Chim bồ câu, con mèo, con thỏ.

Câu 5: Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn ở người và hệ tuần hoàn ở cá là

A.ở cá, máu được oxy hóa khi qua mao mạch mang.

B. người có 2 vòng tuần hoàn còn cá chỉ có một vòng tuần hoàn.

C. các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất.

D. người có hệ tuần hoàn kín, cá có hệ tuần hoàn hở.

Câu 6: Phát biểu nào sai khi nói về cấu tạo của tim?

A. Tâm nhĩ là buồng bơm máu ra khỏi tim.

B. Buồng tim nối thông với động mạch hoặc tĩnh mạch.

C. Giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.

D. Thành các buồng tim được cấu tạo bởi các tế bào cơ tim.

Câu 7: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự là

A. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng lưới Purkinje → các tâm nhĩ, tâm thất co.

B. nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng lưới Purkinje → các tâm nhĩ, tâm thất co.

C. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng lưới Purkinje → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng lưới Purkinje → các tâm nhĩ, tâm thất co.

Câu 8: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, trong đó

A. tâm nhĩ co 0,3 s; tâm thất co 0,1 s; thời gian dãn chung là 0,4 s.

B. tâm nhĩ co 0,1 s; tâm thất co 0,3 s; thời gian dãn chung là 0,4 s.

C. tâm nhĩ co 0,1 s; tâm thất co 0,4 s; thời gian dãn chung là 0,3 s.

D. tâm nhĩ co 0,4 s; tâm thất co 0,1 s; thời gian dãn chung là 0,1 s.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về huyết áp?

A. Huyết áp là tốc độ máu chảy trong một giây.

B. Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa, ứng với tâm thất dãn.

C. Huyết áp cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ.

D. Tim co bóp đẩy máu vào tĩnh mạch tạo ra huyết áp.

Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng trao đổi chất với tế bào?

A. Số lượng mao mạch ít, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.

B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.

C. Thành mao mạch cấu tạo từ các lớp mô liên kết, lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua.

D. Vận tốc máu chảy nhanh, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.

Câu 11: Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế

A. hô hấp và tuần hoàn, qua đó điều hòa tuần hoàn máu.

B. hô hấp và thể dịch, qua đó điều hòa tuần hoàn máu.

C. thần kinh và thể dịch, qua đó điều hòa tuần hoàn máu.

D. thần kinh và tim mạch, qua đó điều hòa tuần hoàn máu.

Câu 12: Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có lợi ích gì đối với hệ tuần hoàn?

A. Cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn, dẫn đến tăng thể tích tâm thu.

B. Nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm do thể tích tâm thu tăng.

C. Mạch máu bên hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động.

D. Tất cả các đáp án trên..

Câu 13: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất sẽ dễ bị suy tim, nguyên nhân chính là do

A. khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm.

B. khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời nghỉ của tim.

C. khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxygen.

D. khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxygen để hoạt động.

Câu 14: Một người sống ở vùng núi cao và một người sống ở đồng bằng cùng thi đấu thể thao ở vùng đồng bằng. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoạt động tim, phổi của hai người này khi đang thi đấu?

A. Hoạt động tim, phổi của hai người này đều tăng mạnh.

B. Hoạt động tim, phổi của hai người này đều giảm mạnh.

C. Người sống ở vùng đồng bằng có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng núi cao.

D. Người sống ở vùng núi cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng đồng bằng.

Câu 15: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: