Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn
Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Khi thực hành đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, cần lưu ý điều gì dưới đây?
A. Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.
B. Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.
C. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.
D. Tất cả các lưu ý trên.
Câu 2: Vì sao nhịp tim sau khi hoạt động lại nhanh hơn so với khi nghỉ ngơi?
A. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể giảm, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
B. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
C. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và carbon dioxide của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
D. Vì khi hoạt động, cơ thể nóng dần lên, tăng nhịp tim giúp cơ thể tỏa nhiệt.
Câu 3: Trị số bình thường của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người trưởng thành lần lượt là
A. 110 – 120 mmHg và 70 – 80 mmHg.
B. 80 – 120 mmHg và 80 – 90 mmHg.
C. 70 – 80 mmHg và 110 – 120 mmHg.
D. 80 – 100 mmHg và 100 – 130 mmHg.
Câu 4: Để thực hành đếm nhịp tim, cần thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Tay để sấp, ấn ba ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) vào bắp tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập khuỷu tay.
B. Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào bắp tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở cổ tay.
C. Tay để sấp, ấn ba ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.
D. Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.
Câu 5: Khi thực hành đo huyết áp, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?
A. Máy kích thích điện.
B. Ampe kế điện tử.
C. Huyết áp kế điện tử.
D. Máy tạo nhịp tim.
Câu 6: Nhịp tim sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút thay đổi như thế nào so với lúc nghỉ ngơi?
A. Nhịp tim chậm hơn so với lúc nghỉ ngơi.
B. Nhịp tim nhanh hơn so với lúc nghỉ ngơi.
C. Nhịp tim không thay đổi so với lúc nghỉ ngơi.
D. Nhịp tim ngừng lúc chạy sau đó trở lại bình thường giống lúc nghỉ ngơi.
Câu 7: Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?
A. Vì những yếu tố này có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến kết quả đo không chính xác.
B. Vì những yếu tố này có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến kết quả đo không chính xác.
C. Vì những yếu tố này có thể làm giảm tốc độ máu chảy, dẫn đến kết quả đo không chính xác.
D. Vì những yếu tố này có thể làm tĩnh mạch và mao mạch dãn, dẫn đến kết quả đo không chính xác.
Câu 8: Tim hoạt động tự động là do
A. các mạch máu.
B. hệ hô hấp.
C. hệ dẫn truyền tim.
D. hệ tiêu hóa.
Câu 9: Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp gây hưng phấn, khi đó hệ thần kinh giao cảm – đối giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim làm cho
A. tim ngừng hoạt động.
B. tim hoạt động chậm hơn lúc bình thường.
C. tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường.
D. tim không thay đổi hoạt động so với lúc bình thường.
Câu 10: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho
A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.
C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Khi nói về kỹ thuật đo huyết áp, phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?
a. Khi đo huyết áp cần nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi duỗi thẳng cánh tay trái lên bàn, vắn tay áo lên cao gần nách
b. Đo huyết áp ở tay trái và tay phải có cho kết quả như nhau.
c. Ở người, có thể đo huyết áp ở bất kỳ nơi nào trên cánh tay.
d. Trong những trường hợp bệnh nhân mất máu quá nhiều, huyết áp sẽ giảm so với lúc bình thường
Câu 2. Khi nói về nhịp tim, phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?
a. Khi đếm nhịp tim, phải đặt ống nghe tim phổi vào phía ngực bên phải.
b. Huyết áp và nhịp tim của mọi người đều giống nhau trong khi chạy và lúc nghỉ ngơi sau khi chạy xong.
c. Nhịp tim của ếch ở thời điểm trước và sau khi nhỏ dung dịch adrenaline đều giống nhau.
d. Nhịp tim trong và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm nhanh hơn so với nhịp tim lúc bình thường
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1. Vì sao khi đo huyết áp, người được đo phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?” Vì:
I. Huyết áp sẽ thay đổi khi thần kinh căng thẳng.
II. Muốn biết nhịp tim chính xác thì cần phải tránh những yếu tố làm ảnh hưởng.
III. Khi vận động nhiều (đang ở xa đến) thì nhu cầu năng lượng cao, nên tim đập nhanh hơn, mạnh hơn bình thường.
IV. Các hoạt động cơ thể (nói chuyện, đi xa đến,…) sẽ sinh nhiều nhiệt. mà nhiệt độ tăng tim tăng khả năng hoạt động.
Câu 2. Khi nói về huyết áp và nhịp tim. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Khi mất máu nhiều thì huyết áp giảm.
II. Khi ăn mặn thì huyết áp sẽ tăng.
III. Khi vận động mạnh và nhiều thì nhịp tim sẽ tăng.
IV. Khi lo lắng hồi hộp thì nhịp tim sẽ giảm.
V. Trị số huyết áp tối đa của người Việt Nam trưởng thành khoảng 110- 120 mmHg.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT