SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 8 trang 12, 13

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 8 trang 12, 13 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài tập 8 trang 12 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:

SÔNG LẤP

Sông kia rày đã nên đồng,

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Trả lời:

- Bài thơ được tổ chức gồm 4 câu thơ thuộc thể loại lục bát, hướng về bày tỏ niềm xót thương con sông thân yêu một thời gắn bó của mình. Bài thơ đi từ hiện thực trước mắt đến hoài niệm về dòng sông. Mỗi câu thơ đều chứa đựng nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ về một thời đã qua.

- Ở đây, “tiếng ếch” đã đánh thức tiềm thức của tác giả về một kí ức đẹp đẽ.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy sơ đồ hoá tổ chức của bài thơ theo cách nhìn nhận của bạn.

Trả lời:

Hãy sơ đồ hoá tổ chức của bài thơ theo cách nhìn nhận của bạn

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, trong bài thơ, dòng (câu) nào đáng được xem là dòng (câu) then chốt? Vì sao bạn xác định như vậy?

Trả lời:

- Dòng thơ then chốt: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

- Lí do: Sau những giây phút hồi tưởng, nhờ tiếng ếch kêu lên đột ngột, câu thơ cuối thể hiện sự bất ngờ, giật mình của tác giả về một thời đã qua. Sự nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ, không chấp nhận thực tại đã cho người đọc thấy rõ hơn niềm đau của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vì sao “tiếng ếch” lại khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng?

Trả lời:

“Tiếng ếch: khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng vì:

- Tiếng ếch” và “tiếng ai gọi đò” đều gắn với môi trường, không gian sống nước, vì vậy, liên tưởng hay sự “giật mình” của nhân vật trữ tình đã diễn ra hết sức tự nhiên. Phải chăng, đó không đơn giản là tiếng ếch, mà nó còn là tiếng gọi trong tiềm thức dội về của những ngày tháng xưa cũ trên mảnh quê hương thân thương mà chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến nhà thơ nhớ về.

- “Tiếng ếch” có thể chỉ là một âm thanh vô hồn nhưng “tiếng gọi đò” lại vời vợi nỗi niềm. Dòng sông trước mặt đã khác nhưng tác giả lại đang nhớ về những ngày thanh bình thưở trước với nỗi tiếc thương, nỗi nhớ về một thời thanh bình.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: “Tiếng gọi đò” được nhắc tới trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng như thế nào?

Trả lời:

“Tiếng gọi đò” ở đây là tiếng gọi của nỗi nhớ, của khát khao, của niềm thất vọng và hi vọng. Nó tích hợp được vừa âm thanh vọng đến từ bên ngoài, vừa tiếng kêu tha thiết của tâm tưởng, của hoài niệm. Tiếng gọi đò nhắc về một thời đã qua, giờ chỉ còn là những kí ức chập chờn. Đó là những năm tháng tươi đẹp, khi quê nhà vẫn còn thanh bình, yên ả, không phải chịu những mất mát, xấu xí mà chiến tranh gây ra.

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ.

Trả lời:

Sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ:

- Đó là những hình ảnh có sự kết nối với nhau bởi dòng sông Vị Hoàng (sông Lấp) và đều là những hình ảnh quen thuộc đặc trưng của mỗi làng quê (đặc biệt đối với tác gải, các hình ảnh đó lại càng đặc biệt). Nhìn thấy ruộng đồng, nhà cửa, ngô khoai, lắng nghe tiếng ếch vang vọng khiến tác giả nhớ về kí ức cũ bên dòng sông và tiếng gọi đò thân thuộc.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: