SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 7 trang 11, 12

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 7 trang 11, 12 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài tập 7 trang 11 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:

TÌNH CA BAN MAI

Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết.

 

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc.

 

Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

 

Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít.

 

Sợ gì chim bay đi

Mang bóng chiều bay hết.

 

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về.

 

Dù nắng trưa không ở

Ta vẫn còn sao khuya.

 

Hạnh phúc trên đầu ta

Mọc sao vàng chi chít.

Mai, hoa em lại về.

(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?

Trả lời:

- Bài thơ được triển khai thành các khổ thơ, mỗi khổ 2 dòng.

+ Yếu tố cốt lõi tập trung hướng về “em” với một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng. “Em” ở đây không thuần tuý là một đại từ xưng hô. “Em” mang hàm nghĩa rộng và phong phú hơn. “Em” chính là ánh sáng, tình yêu, hạnh phúc. Nếu “em đi”, tất cả “đi” theo còn nếu “em về” hay “em ở” thì tất cả cùng theo về hay ở lại. “em” là tâm điểm của cuộc đời. Có “em”, cuộc đời tràn trề hi vọng và hạnh phúc trở thành vĩnh cửu, khiến nhân vật trữ tình có thể “chấp” tất cả: “Sợ gì chim bay đi”.

+ Bốn khổ gồm hai câu ở phần đầu bài thơ nêu các tình huống giả định về việc “em đi”, “em về” “em ở Các khổ thơ sau và câu cuối bài phát triển ý thơ ở phần đầu bằng ngôn ngữ mang tính khẳng định, với sự xuất hiện của mô hình cú pháp: “Dù... vẫn”...

- Điểm độc đáo: mỗi khổ chỉ có 2 dòng thơ, kết thúc bài thơ bằng 1 dòng thơ.

=> Chủ đề không mới là tôn vinh, ca ngợi tình yêu, nhà thơ vẫn tìm được một cách thể hiện rất độc đáo, khiến bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?

Trả lời:

Sự vận động của em trong cuộc sống: “em đi” - “em về” - “em ở” kéo theo sự vận động của thời gian: chiều - sáng - trưa. Em mang theo ánh sáng của sự sống, thổi tắt ngọn nến le lói cháy khi em đi và nhóm lên ngọn lửa niềm tin khi em về và em ở lại. Sức mạnh sức mạnh dịu dàng, trong lành của em thiêu đốt trái tim anh. Em là vầng sáng chứa bao niềm tin và hy vọng của anh, để anh thấy nhớ cồn cào và mãnh liệt khi em đi, để anh tìm thấy niềm sung sướng và hạnh phúc khi em về và em ở. Hình bóng của em cứ vậy mà ngự trị mãi trong trái tim anh.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/ Mang bóng chiều bay hết” có mối liên hệ như thế nào về mặt nội dung với những câu trước và sau đó?

Trả lời:

Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/ Mang bóng chiều bay hết” chứa đựng nghĩa hàm ẩn, báo hiệu trước đó đã xảy ra tình huống có thể làm nảy sinh cảm giác e ngại. Theo logic, hai câu thơ mang sắc thái khẳng định này sẽ phải được tiếp nối bằng những câu mang tính “chốt hạ” nhằm làm nổi bật chủ đề của bài thơ.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tính chất tượng trưng của bài thơ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Tính chất tượng trưng được thể hiện qua các cụm từ “em về”; “em đi”; “tình em”; “tình ta” đã tạo nên một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương của một tình yêu hồn nhiên, nồng nàn như nắng sớm mai chất chứa trong trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh hằng của tình yêu thủy chung, son sắt.

- Các ý thơ đều nhấn mạnh sự giao hoà, tương thông, tương cảm giữa con người với muôn vật trong vũ trụ.

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu.

Trả lời:

Đợi em và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã thể hiện sự mong ngóng, chờ đợi, trong trạng thái tinh thần mừng vui, tin tưởng, rạo rực:

- Niềm tin vào tình cảm đôi ta đã cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những lo âu, sợ hãi. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu từ hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả đến với ánh sáng sớm mai tinh khôi và hạnh phúc sẽ hóa “sao vàng chi chít”.

- Cụm từ như “ta”, “tình ta” và cách ngắt nhịp khá bất ngờ ở câu cuối đã thể hiện rõ tình cảm chân thành, sâu sắc, chung thủy của nhân vật trữ tình.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: