SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 3 trang 10

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 3 trang 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài tập 3 trang 10 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Con đường mùa đông trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 61 – 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm trong khổ thơ 1 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ thể hiện ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Những từ ngữ “xuyên qua”, “nhô ra”, “dội” có chung một sắc thái ý nghĩa (vượt qua một sức cản nào đó) tô đậm nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại (nỗi buồn) ở trong lòng nhân vật trữ tình.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy lí giải vì sao tiếng lục lạc trong khổ thơ 2 vừa thể hiện nỗi buồn, vừa thể hiện ý thức vận động không ngừng về phía trước của nhân vật trữ tình,

Trả lời:

- Tiếng lục lạc rung lên trong đêm đơn điệu, tẻ ngắt, chất chứa sự mệt mỏi, nhớ mong. Kết hợp các từ “đơn điệu”, “mệt mỏi” đã nhấn mạnh thêm nỗi buồn. Cụm từ “rung lên” cho thấy điểm bước vận động không ngừng của cỗ xe (cỗ xe có vận động không ngừng thì tiếng lục lạc mới “rung lên” như vậy).

=> Qua nghệ thuật lấy động tả tĩnh, hình tượng tiếng lục lạc vừa thể hiện sâu sắc nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong khổ thơ 3, ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến với điểm tựa tinh thần nào? Qua việc ý thức về điểm tựa tinh thần này, nhân vật trữ tình ngộ ra được điều gì về quy luật vận động của cuộc sống?

Trả lời:

- Ý thức nhân vật trữ tình tìm đến với điểm tựa tinh thần “khúc ca ngân dài” và “bác xà ích” (con người bình dị từ nhân dân). Những điểm tựa đó thể hiện tâm tưởng của người lữ hành tìm đến với điểm tựa ý thức về nhân dân và cội nguồn dân tộc.

- Qua đó, điều mà nhân vật trữ tình ngộ ra về quy luận sống là quy luật luân chuyển niềm vui và nỗi buồn. Trên hành trình của cuộc đời, sẽ có những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu. Từ đó củng cố dũng khí cho người lữ hành trên con đường mùa đông, cũng như trong hành trình cuộc đời.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm trong khổ thơ 4 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm trong nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại.

Trả lời:

Những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm trong nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại là cụm từ “ngược chiều tôi”. Cụm từ đã nhấn mạnh cái “tôi” tâm tưởng của nhân vật trữ tình duy trì vận động không ngừng về phía trước, bỏ lại sau lưng “rừng sâu và tuyết”, những cột cây số “đơn độc” cùng nỗi buồn. Những cột chỉ đường hay rừng sâu thẳm chỉ còn để đánh dấu những điều ta đã đi qua.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong khổ thơ 5, qua lời than buồn tủi, tâm tưởng nhân vật trữ tình kết nối với ai, ở đầu trong không gian và thời gian?

Trả lời:

Trong khổ thơ 5, qua lời than buồn tủi, tâm tưởng nhân vật trữ tình kết nối với:

- Nhân vật: Nhi-na – người yêu thương, tìm đến với

- Không gian: Nơi lò sưởi ấm áp

- Thời gian: Ngày mai

=> Nhân vật trữ tình đã tìm đến nguồn an ủi trong tâm tưởng, đó là ý niệm về hạnh phúc tình yêu ở đích đến của con đường. Nhi-na – người yêu thương như toả sáng giữa hai từ ngày mai”, thể hiện ý niệm về hạnh phúc trong tương lai.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong khổ thơ cuối, ý thức về tình yêu, sứ mệnh, cội nguồn, quy luật vận động của cuộc sống trở thành hành trang tinh thần cho nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Trả lời:

- Trong khổ thơ cuối, lời than “sầu lắm” và đối tượng chia sẻ “Nhi-na” không còn bị ngăn cách bởi “ngày mai” như ở khổ thơ 5. Nhi-na giờ đây như đã đồng hành cùng nhân vật trữ tình, trở thành hành trang cho người lữ hành trên con đường mùa đông buồn tẻ. “Con đường” vẫn “tẻ ngắt”, song đã được ý thức thành con đường – sứ mệnh “của tôi”, gắn bó mật thiết với “tôi”. Bác xà ích - con người bình dị từ nhân dân cũng trở thành thân thuộc – “của tôi” – đồng hành với “tôi” cùng lời ca dân gian vang lên trong tâm tưởng, cho dù bác có “lặng yên” thôi không hát nữa. Tiếng lục lạc vẫn vang lên dù vẫn buồn, “đơn điệu”, nhưng đã được nhân vật trữ tình ý thức như điểm bước vận động không ngừng của cỗ xe tam mã – nước Nga về phía trước. Tất cả những hành trang tinh thần ấy đủ để nhân vật trữ tình ý thức rõ ràng về quy luật vận động của cuộc sống: cuộc sống luôn vận động về phía trước, xua đi những buồn tủi, khổ đau, để hạnh phúc tình yêu còn đọng lại. Bởi vậy, dù nỗi buồn có được đẩy lên tới đỉnh điểm ở câu thơ cuối với ghi nhận “khuôn trăng mờ sương”, nhưng nỗi buồn đó không còn đáng sợ nữa: sương mù che khuất ánh trăng, rồi ánh trăng lại sẽ “xuyên qua những lớp sương mù”. Trong hành trình trên con đường mùa đông, nhân vật trữ tình đã ý thức được khả năng chiến thắng nỗi buồn ngay cả khi nó đang hiện hữu.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: