Cu(NO3)2 + KOH → Cu(OH)2 + KNO3 | Cu(NO3)2 ra Cu(OH)2 | KOH ra Cu(OH)2

Phản ứng Cu(NO3)2 + KOH hay Cu(NO3)2 ra Cu(OH)2 hoặc KOH ra Cu(OH)2 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cu(NO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dd KOH vào ống nghiệm chứa đung dịch Cu(NO3)2.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

Bạn có biết

- Các muối đồng hoặc các muối sắt, muối nhôm như FeCl2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 … đều tác dụng được với KOH tạo kết tủa.

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 7,56 gam HNO3 thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Giá trị V là

A. 0,336      B. 0,448.

C. 0,560.      D. 0,672.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

- Chất rắn Z gồm KNO3 và KOH(dư). Khi nung Z ta thu được KNO2 và KOH(dư).

Theo đề ta có :

85nKNO2 + 56nKOH = mrắn ⇒ nKNO2 = 0,1 mol

BT: K → nKNO2 + nKOH = nKOH ban đầu ⇒ nKOH dư = 0,005 mol.

BT: N → nNO2 + nNO = nHNO3 - nKNO2 = 0,02 mol;

⇒ V(NO, NO2) = 0,448 lít

Ví dụ 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2

(2) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng

(3) Nhiệt phân AgNO3

(4) cho Al vào Fe2(SO4)3

(5) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo thành kim loại là

A. 2      B. 3

C. 4      D. 5

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Có các thí nghiệm 1, 2, 3 tạo kim loại.

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

AgNO3 → Ag + NO2 + O2

NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học