Cu(NO3)2 + K2S → CuS + KNO3 | Cu(NO3)2 ra CuS | K2S ra CuS | K2S ra KNO3

Phản ứng Cu(NO3)2 + K2S hay Cu(NO3)2 ra CuS hoặc K2S ra CuS hoặc K2S ra KNO3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cu(NO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho K2S tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch Cu(NO3)2 bị nhạt màu và thấy xuất hiện kết tủa màu đen.

Bạn có biết

- Tương tự các muối CuCl2, Pb(NO3)2… tác dụng với K2S tạo kết tủa đen.

Ví dụ 1: Cho m gam Cu(NO3)2 tác dụng với dung dịch K2S dư thu được 19,2 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 18,8g      B. 9,4g

D. 4,7g      D. 37,6g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

nCuS = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố Cu có nCuS = nCu(NO3)2 = 0,2 mol

⇒ mCu(NO3)2 = 37,6 g

Ví dụ 2: Cho 18,8 gam Cu(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch K2S thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,8g      B. 9,6g

C. 19,2g      D. 38,4g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Ta có: nCu(NO3)2 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố Cu ⇒ nCuS = 0,1. 96 = 9,6 g

Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 có tỉ lệ mol là 1 : 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch K2S thu được 2 kết tủa có khối lượng là 18,4g. Giá trị của m là

A. 18,8g      B. 36,8g

C. 18g      D. 27,8g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Gọi nCu(NO3)2 = a mol ⇒ nFe(NO3)2 = a mol

Bảo toàn nguyên tố Cu và Fe

nCu(NO3)2 = nCuS = a mol, nFe(NO3)2 = nFeS = a mol

⇒ m ↓ = mCuS + mFeS = 96a + 88a = 18,4g ⇒ a = 0,1 mol

m = mCu(NO3)2 + mFe(NO3)2 = 188. 0,1 + 180. 0,1 = 36,8g

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác