Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề nhanh nhất
Các ancol đa chức có các nhóm OH liền kề có tính chất hóa học đặc trưng là hòa tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo phức có màu xanh làm đặc trưng. Dựa vào tính chất này ta có thể nhận biết được các ancol đã chức có nhóm OH liền kề. Để biết thêm chi tiết về cách nhận biết, hiện tượng, phương trình phản ứng các em hãy theo dõi bài viết dưới đây.
I. Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
- Để nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề ta dùng copper (II) hydroxide.
Các ancol đa chức có nhóm OH liền kề sẽ hòa tan kết tủa Cu(OH)2và tạo phức màu xanh lam đặc trưng.
- Ví dụ minh họa:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu(xanh lam) + 2H2O
Chú ý: Để điều chế thuốc thử copper (II) hydroxide trong phòng thí nghiệm ta cho dung dịch CuSO4 phản ứng với dung dịch NaOH.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓(xanh) + Na2SO4
II. Mở rộng
Một số ancol có nhóm OH liền kề hay gặp:
glycerol (glycerin): CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH) hoặc C3H5(OH)3
Etylenglicol: CH2(OH)-CH2(OH)2 hoặc C2H4(OH)2
III. Bài tập nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
Bài 1:Có bốn lọ mất nhãn, riêng biệt chứa: glycerol, ethyl alcohol, glucose và acetic acid. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?
A.Nước brom.
B. [Ag(NH3)2]OH.
C.Na kim loại.
D.Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống một lượng vừa đủ thuốc thử Cu(OH)2/OH-
Nhỏ lần lượt từng dung dịch vào từng ống nghiệm đã chứa Cu(OH)2/OH-. Ta thấy:
+ glycerol: Hòa tan kết tủa tạo phức màu xanh lam đặc trưng
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu(xanh lam) + 2H2O
+ ethyl alcohol: Không phản ứng
+ glucose: Hòa tan kết tủa tạo phức màu xanh lam đặc trưng ở điều kiện thường, khi đun nóng thì tạo kết tủa đỏ gạch.
Ở nhiệt độ thường: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
Khi đun nóng: HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O↓ đỏ gạch + 3H2O
+ acetic acid: Hòa tan kết tủa tạo dung dịch màu xanh lam
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O
Bài 2: Để nhận biết các chất ethanol, propenol, ethylene glycol, phenol có thể dùng các cặp chất
A.NaOH và Cu(OH)2
B.Nước Br2 và Cu(OH)2
C.Nước Br2 và NaOH
D.KMnO4 và Cu(OH)2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Nhận biết: C2H5OH, CH2=CH-CH2OH, C2H4(OH)2, C6H5OH
- Dùng nước Brom:
+ CH2=CH-CH2OH: nước brom mất màu
CH2=CH-CH2OH + Br2(nâu đỏ) → CH2Br-CHBr-CH2OH (không màu)
+ C6H5OH: kết tủa trắng
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ trắng + 3HBr
+ C2H5OH, C2H4(OH)2 : Không hiện tượng
- Dùng Cu(OH)2/OH-:
+ C2H4(OH)2 : tạo phức màu xanh lam
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O
+ C2H5OH : Không hiện tượng
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)