Soạn bài Bếp lửa (siêu ngắn, mới)

Tổng hợp soạn bài Bếp lửa chương trình sách mới lớp 9 và lớp 8 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Bếp lửa - lớp 9 Cánh diều

Bếp lửa - lớp 9 Chân trời sáng tạo

Bếp lửa - lớp 8 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Bếp lửa (sách Văn 9 cũ)

Câu 1 (trang 145 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Bài thơ là lời của người cháu kể về những kỉ niệm với người bà của mình

- Bố cục:

   + Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.

   + Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa.

   + Phần 3 (khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.

   + Phần 4 (khổ thơ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà dù đã khôn lớn, đã rời xa vòng tay chở che của bà.

Câu 2 (trang 145 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Kỉ niệm của người cháu về người bà được hồi tưởng lại:

    - Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

    - Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

    - Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

    - Bà an ủi, động viên cháu khi giặc đốt nhà. Dặn dò cháu không được kể chuyện này cho bố sợ bố lo lắng

Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng biết ơn của người cháu nơi xa đối với bà.

Câu 3 (trang 145 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

        Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ được nhắc đến 10 lần. Vì hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng cho người bà. Bà không chỉ là người giữ bếp, giữ lửa mà còn là người nhóm bếp, nhóm lửa sưởi ấm cho bà cháu qua những ngày giá rét, qua những lúc đói lòng. Hình ảnh ngọn lửa còn là biểu tượng cho tình yêu thương của người bà dành cho cháu, chia ngọt sẻ bùi giữa những người nông dân trong ngày đói rét.

        Hình ảnh ngọn lửa vừa giản dị vừa bình thường và phổ biến nhưng nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu thương, sự đùm bọc, gắn kết con người. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, phần không thể thiếu trong đời sống người cháu.

Câu 4 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

        Ngọn lửa mang tính khái quát hơn. Ngọn lửa ở đây không phải dùng để nấu nướng mà nó là ngọn lửa của tấm lòng. Ngọn lửa này sẽ sáng mãi và không bao giờ tắt, soi đường chỉ lối, dẫn dắt, sưởi ấm cho người cháu trong những ngày ở nước ngoài. Một ngọn lửa thắp lên niềm tin hi vọng về một chiến thắng, một ngày người cháu sẽ trở về.

Câu 5 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

        Tình cảm bà cháu được thể hiện trong tác phẩm là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Tình cảm ấy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không gian thời gian để vẫn tồn tại, nhen nhóm trong trái tim người cháu. Tình cảm bà cháu còn được gắn liền với tình cảm của những người dân lao động với nhau, tình cảm của những người ở địa phương hướng đến tiền tuyến.

        Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh mang tính biểu tượng cao và giá trị nghệ thuật sâu sắc. Trước tiên, hình ảnh bếp lửa gắn liền với kí ức tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa gợi cho người cháu nhớ về những ngày tháng sống cùng bà, những năm tháng “đói mòn đói mỏi”, bố phải vất vả đi đánh xe “khô rạc ngựa gầy”. Đó là kí ức về người bà đã nuôi dạy, bảo ban cháu những ngày thơ dại. Đó là kí ức về ngôi làng bị “cháy tàn cháy rụi”. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu thương giữa bà và cháu mà nó còn là biểu tượng cho tình làng nghĩa xóm, cho sự tin yêu và lòng hi vọng.

Bài giảng: Bếp lửa - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học