Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo - Siêu ngắn)
Câu 1 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Câu 2 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Những loài vật nào có tên gọi mô phỏng âm thanh tiếng kêu của nó: bò, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè,…
Câu 3 (trang 146 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Các từ lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ là những từ tượng hình. Hình ảnh đám mây đã được gợi tả một cách sinh động
Câu 1 (trang 147 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
a.- So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
- Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
b.- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
c. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
d. Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Câu 2 (trang 147 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
a.- Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều (cái bé nhỏ, thoảng qua)
Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều (cái căn bản, lâu dài)
- Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha toan tự vẫn, ý nói thà để con bán mình đi xa, còn cha phải sống để trông nom mẹ và các em.
b.- Phép so sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.
- Tác dụng: thể hiện sự đa dạng về các cung bậc và âm thanh của tiếng đàn tuyệt diệu.
c.- Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.
- Tác dụng: khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.
d.- Phép nói quá: gác kinh nơi nàng Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa giống như hàng vạn dặm.
- Tác dụng: diễn tả sự ngăn cách và xa cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.
e.- Phép chơi chữ: tà và tai chữ gần âm nhưng khác nhau về nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.
- Tác dụng: nói đến sự phũ phàng của số phận người tài hoa.
Câu 3 (trang 147 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
a.- Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩ say sưa.
- Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh đối với rượu và đặc biệt say sưa với cô bán rượu, anh say vì rượu thì ít mà say vì cô bán rượu thì nhiều. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.
b.- Phép nói quá: đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.
- Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn, tạo cảm giác mạnh cho người nghe.
c.- Phép so sánh: so sánh tiếng người trong như tiếng hát.
- Tác dụng: diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc thẩm mĩ.
d.- Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
- Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.
e.- Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.
- Tác dụng: em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.
Xem thêm các bài Soạn bài lớp 9 ngắn gọn, hay khác:
- Soạn bài Tập làm thơ tám chữ
- Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Soạn bài Ánh trăng
- Soạn bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều