Tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn 7.

Đã có Soạn văn lớp 7 sách mới:

Từ ghép

Từ ghép có hai loại chính: từ ghép chính phụ và đẳng lập

+ Từ ghép chính phụ: tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Có tính phân nghĩa (nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính)

VD: từ bà ngoại (tiếng bà là tiếng chính, tiếng ngoại là tiếng phụ) có nghĩa hẹp từ bà

+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

VD: từ quần áo (tiếng quần và áo đẳng lập với nhau về nghĩa) có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng quần/ áo

Bài 1: Hãy tìm từ ghép trong đoạn trích sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.

Gợi ý trả lời:

Từ ghép có trong đoạn trích:

Ăn uống; điều độ; làm việc; chừng mực; thanh niên; cường tráng; lợi hại; nhọn hoắt; thỉnh thoảng; ngọn cỏ

Bài 2: Cho các tiếng: mặt, học, dạy, xinh, tươi, nhà, trâu, áo. Em hãy tạo các thành các từ ghép đẳng lập.

Gợi ý trả lời:

Các từ ghép đẳng lập được tạo thành từ các tiếng có sẵn:

Mặt mũi, học hành, dạy dỗ, xinh đẹp, tươi tốt, nhà cửa, trâu bò, áo quần

Bài 3: Hãy phân tích cấu tạo của các từ sau: hợp tác xã , công nghiệp hóa, nem cua bể

Gợi ý trả lời:

Cấu tạo của các từ ghép ba âm tiết ở trên:

Từ ghép | Ngữ văn 7

Liên kết trong văn bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

- Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp

Bài 1: Hãy cho biết đoạn văn dưới đây có tính liên kết hay không, vì sao?

Tôi nhớ sự chăm sóc của mẹ tôi lúc tôi còn nhỏ. Ngôi trường cách nhà tôi chừng 10 km nên sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm chuẩn bị đồ ăn cho tôi ăn sớm, sau đó mẹ đưa tôi đi học cho kịp giờ tới trường. Trường có sân chơi rộng rãi, nhiều cây xanh bao phủ khiến cho. Cây xanh giúp không khí trở nên trong lành hơn.

Gợi ý trả lời

Đoạn văn trên không có tính liên kết bởi vì:

- Nội dung, chủ đề của đoạn văn không thống nhất, các câu văn rời rạc, lỏng lẻo về ý nghĩa.

- Hình thức: sử dụng phép lặp từ ngữ nhưng không tạo được tính thống nhất để truyền tải nội dung

Bài 2: Em hãy nêu vai trò của tính liên kết trong văn bản. Nếu văn bản không đảm bảo có sự liên kết sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Gợi ý trả lời

Liên kết là một trong những tính chất vô cùng quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

- Nếu không có tính liên kết thì nội dung các câu, đoạn không có tính thống nhất, gắn bó với nhau. Đồng thời cần biết kết nối các câu các đoạn bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn và chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn em vừa viết (cả về nội dung và hình thức)

Gợi ý trả lời

Nha Trang là địa điểm du lịch biển nổi tiếng. Đúng với nhận xét của nhiều người, Nha Trang là thành phố biển đẹp và sạch bậc nhất của khu vực miền Trung. Khách du lịch tập trung về đây tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của biển cả, hơn nữa nơi này còn có nhiều địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn. Chạy dọc con đường ven biển người ta có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng ngút ngàn tầm mắt. Nơi những con sóng bạc xô vào bờ cát trắng từng lớp, từng lớp như người mẹ vỗ về đứa con bé bỏng mỗi trưa hè. Những ngày trời nắng, bầu trời cao xanh, mặt biển cũng vì thế mà trong biếc như màu xanh của thủy tinh mới. Phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy những hòn đảo nhỏ xung quanh, xanh rì như những viên ngọc quý được đính trên mặt nước màu thạch bích kia. Chiều xuống, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ, mặt trời từ từ hạ xuống mặt biển hắt lên thứ ánh sáng bàng bạc, lấp lánh cả một góc trời. Ở đây, không chỉ có cảnh đẹp mà còn có rất nhiều những món ăn ngon, hấp dẫn như các món hải sản, món bánh, trái cây, hoa quả tươi…Và còn rất nhiều những địa điểm văn hóa như tháp Bà Ponaga, chùa Long Sơn, các hòn đảo Bình Hưng, Bình Ba, Điệp Sơn… Cũng bởi thế mà ai từng đến Nha Trang sẽ không ngần ngại trở lại nhiều dịp nữa để trải nghiệm những cảm xúc trong trẻo với thành phố tự nhiên, xinh đẹp này.

- Phép liên kết: sử dụng hình thức lặp từ ngữ, phép thế để liên kết giữa các câu. Về mặt nội dung: tập trung miêu tả vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.

.............................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học