Dấu gạch ngang - Ngữ văn lớp 7

- Dấu gạch ngang có những công dụng:

Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc lời liệt kê

Nối các từ trong một liên danh

Cần phân biệt dấu gạch ngang với gạch nối

- Dấu gạch nối không phải dấu câu, nó thường nối các tiếng trong một từ mượn gồm nhiều tiếng

- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các ví dụ dưới đây:

a, Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức, thông ngách sang nhà ta? Nghe dễ nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

b, Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-nô-cô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.

c, Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

d, Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.

e, Đi suốt chiều dài hơn hai ngàn mét ở phần ngoài của Động Phong Nha, du khách có cảm giác như lạc vào thế giới khác lạ- thế giới của tiên cảnh.

g, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu.

Gợi ý trả lời:

a, Dấu gạch ngang dùng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Dế Mèn

b, Dấu gạch nối nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng ( Vi-na; Xu-nô-cô)

c, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú

d, Dấu gạch nối nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng (la- de)

e, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú

g, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học