Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

I. Đoạn mạch nối tiếp

1. Sơ đồ đoạn mạch nối tiếp

Trong đoạn mạch nối tiếp, tại bất kì điểm nào của đoạn mạch chỉ có một dây dẫn đi qua.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp

2. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp

Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là như nhau.

I = I1 = I2

Tổng quát: Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I2 = … = In

II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

1. Điện trở tương đương

Điện trở tương đương của đoạn mạch là điện trở thay thế cho các điện trở đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

R = R1 + R2

Tổng quát: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp:

R = R1 + R2 + … + Rn

Mở rộng: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: UMN = UMP + UPN

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 8: Đoạn mạch nối tiếp

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác