Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 15: Tính chất chung của kim loại
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Tính chất chung của kim loại sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
Các kim loại khác nhau nhưng đều có một số tính chất chung như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim,…
1. Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo dài thành sợi hoặc dát mỏng. Dựa trên tính chất này, kim loại được dùng để tạo nên các đồ vật khác nhau như hộp đựng thức ăn bằng nhôm, dây đồng, giấy nhôm bọc thực phẩm,…
+ Các kim loại khác nhau thường có tính dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Fe…
2. Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn điện.
+ Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau.
+ Những kim loại dẫn điện tốt là Ag, Cu, Au, Al,…
Thực tế, người ta chủ yếu sử dụng Cu và Al làm dây dẫn điện vì chúng dẫn điện tốt và có giá thành rẻ hơn so với Ag, Au.
3. Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn nhiệt
- Các kim loại khác nhau thường có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
- Do có tính dẫn nhiệt tốt nên một số kim loại được dùng để chế tạo dụng cụ nấu ăn.
4. Ánh kim
- Kim loại có ánh kim:
+ Khi quan sát các đồ trang sức bằng vàng hay bạc, ta thấy trên bề mặt của chúng có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim. Một số kim loại khác như nhôm, sắt,… cũng có ánh kim.
+ Do có ánh kim nên một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
5. Một số tính chất vật lí khác của kim loại
- Kim loại còn cố một số tính chất vật lí khác như khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau.
a. Khối lượng riêng:
- Để biết kim loại này nặng hay nhẹ hơn so với kim loại khác, người ta so sánh giá trị khối lượng riêng của chúng.
Ví dụ: So sánh giá trị khối lượng riêng, ta biết được kim loại nhôm (D = 2,70 g/cm3) nhẹ hơn sắt (D = 7,86 g/cm3).
b. Nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ nóng chảy của một kim loại là nhiệt độ mà tại đó kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 660,3 oC,…
c. Tính cứng
- Các kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau.
- Các kim loại mềm như K, Na,… có thể dùng dao cắt được. Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng của kim loại với phi kim
a. Tác dụng với oxygen
- Hầu hết kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide.
Ví dụ:
b. Tác dụng với phi kim khác
- Ở nhiệt độ cao, các kim loại Fe, Mg, Cu,… phản ứng được với S cho sản phẩm là các muối sulfide FeS, MgS, CuS,....
Ví dụ:
- Nhiều kim loại phản ứng với khí chlorine (Cl2) tạo thành muối chloride.
Ví dụ:
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch acid
-4- Nhiều kim loại tác dụng với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và giải phóng khí H2.
- Ví dụ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
- Một số kim loại như Cu, Ag, Au,… không tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…).
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
- Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ các kim loại K, Na, Ca,…) có thể đẩy được kim loại có mức độ hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
- Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Ta nói Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu.
4. Phản ứng với nước
- Một số kim loại như K, Na, Ca,… tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí H2.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
- Một số kim loại như Zn và Fe tác dụng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí H2.
Ví dụ:
III. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI
Một số kim loại quen thuộc trong đời sống như nhôm, sắt, vàng,… có sự khác biệt về tính chất vật lí và tính chất hoá học. Do vậy, chúng được sử dụng với những mục đích khác nhau.
- Nhôm:
+ Là kim loại màu trắng bạc, khá mềm, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và nhẹ.
+ Nhôm tác dụng được với nhiều phi kim, nhiều dung dịch acid, dung dịch muối,… Tuy nhiên, nhôm bền trong môi trường không khí và nước do có lớp màng aluminium oxide (Al2O3) bền vững bảo vệ.
+ Nhôm thường được sử dụng làm dây dẫn điện và là nguyên liệu để sản xuất vật dụng như khung cửa, vách ngăn, khung máy,…
- Sắt:
+ Có màu trắng hơi xám, có tính dẻo, có độ cứng cao và có tính nhiễm từ.
+ Sắt tác dụng được với nhiều phi kim, nhiều dung dịch acid, muối và hơi nước ở nhiệt độ cao.
+ Có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, là thành phần chủ yếu trong gang và thép.
- Vàng:
+ Có tính dẻo, tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt, có màu vàng, lấp lánh.
+ Vàng bền trong không khí, không bị hoà tan trong dung dịch HCl, H2SO4,…
+ Thường được sử dụng làm đồ trang sức, một số chi tiết của mạch điện tử,…
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều