Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 22: Nguồn nhiên liệu
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Nguồn nhiên liệu sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
I. DẦU MỎ
1. Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên
- Dầu mỏ là là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
- Về thành phần, dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hydrocarbon khác nhau. Ngoài hydrocarbon, trong dầu mỏ còn có một lượng nhỏ các hợp chất hữu cơ chứa O, N, S,… Dầu mỏ chứa ít lưu huỳnh có giá trị cao hơn dầu mỏ chứa nhiều lưu huỳnh.
- Trong tự nhiên, dầu mỏ thường tập trung với khối lượng lớn tạo thành các mỏ dầu nằm dưới sâu trong đất liền hay ở dưới biển.
2. Cấu tạo mỏ dầu và cách khai thác
- Mỏ dầu thường có ba lớp: trên cùng là khí, ở giữa là dầu và đáy là nước mặn.
- Khai thác dầu mỏ: người ta khoan và đặt ống dẫn xuống tới lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ở giai đoạn đầu, do áp suất trong mỏ dầu cao nên dầu lỏng thường theo ống tự phun lên. Sau một thời gian, khi áp suất trong mỏ dầu giảm đi, phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
- Dầu mỏ Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam và chứa ít lưu huỳnh nên có giá trị cao. Mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu đầu tiên của Việt Nam, được đi vào khai thác từ năm 1987.
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Dầu thô sau khi sơ chế đem chưng cất trong tháp. Trong quá trình chưng cất, các sản phẩm được tách ra từ tháp chưng cất ở những khoảng nhiệt độ khác nhau.
Một số sản phẩm thu được sau khi chưng cất tiếp tục được chuyển hoá thành các sản phẩm có giá trị hơn.
II. KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ MỎ DẦU
1. Khí thiên nhiên
- Khí thiên nhiên là khí chứa trong các mỏ riêng biệt nằm trong đất liều hoặc ngoài biển.
- Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane (có thể chiếm tới 95% về thể tích), phần còn lại là ethane, propane, carbon dioxide, hydrogen sulfide, hơi nước,…
- Khí thiên nhiên được khai thác bằng cách khoan xuống mỏ khí và đặt đường ống để khí lên. Khí thu từ mỏ được sơ chế để loại bỏ các khí H2S, CO2, hơi nước,… trước khi đưa vào sử dụng.
2. Khí mỏ dầu
- Khí mỏ dầu (khí đồng hành) là khí có trong các mỏ dầu và được khai thác cùng với quá trình khai thác dầu mỏ.
- Trong khí mỏ dầu, tỉ lệ methane thường thấp hơn so với trong khí thiên nhiên, những hydrocarbon khác trong khí mỏ dầu lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với trong khí thiên nhiên.
- Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu được dùng làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu trong công nghiệp hoá chất.
III. NHIÊN LIỆU
1. Khái niệm
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- Dựa trên trạng thái ở điều kiện thường, nhiên liệu được chia thành ba loại: rắn, lỏng, khí.
- Ví dụ: than (rắn), dầu (lỏng), khí đốt (khí),…
2. Cách sử dụng một số loại nhiên liệu
Một số ứng dụng chính và những chú ý cần thiết khi sử dụng các loại nhiên liệu phổ biến như sau:
- Than là nhiên liệu rắn, cháy chậm, khó cháy hoàn toàn. Than cháy tạo ra nhiều xỉ, khói và một số khí độc hại.
+ Hiện nay, than được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
+ Cần hạn chế sử dụng than để đun nấu trong khu đông dân cư.
+ Trong công nghiệp, cần áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu suất phản ứng đốt cháy than, xử lí tốt khí thải và tro, xỉ sinh ra khi đốt cháy than.
- Xăng, dầu là nhiên liệu lỏng, cháy nhanh, dễ cháy hoàn toàn, không tạo xỉ.
+ Xăng, dầu là nhiên liệu rất quan trọng được sử dụng cho các loại động cơ đốt trong như: xe máy, ô tô, tàu, thuyền, máy phát điện.
+ Cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị để nâng cao hiệu quả quá trình đốt cháy xăng, dầu và giảm ô nhiễm môi trường.
+ Xăng, dầu dễ bắt lửa và cháy mãnh liệt, vì vậy, việc sử dụng và bảo quản xăng, dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phóng chống cháy, nổ.
- Gas là nhiên liệu khí, có thành phần chủ yếu là C3H8 và C4H10. Gas dễ cháy hoàn toàn, toả nhiều nhiệt, không tạo xỉ và hầu như không tạo muội, ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Việc đốt cháy gas cần được thực hiện với những thiết bị chuyên dụng như bếp gas, đèn khô gas,…
+ Các thiết bị như bếp gas, bình gas phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật. Không tự tiện san chiết gas và xử lí kịp thời, đúng cách khi có sự rò rỉ khí gas.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều