Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài mở đầu (có đáp án): Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. là hoạt động nghiên cứu của con người về các hiện tượng biến đổi khí hậu.

B. phương pháp tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một hiện tượng hay đặc điểm của sự vật.

C. tìm hiểu về mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.

D. tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, từ đó cải tạo môi trường sống nhằm phục vụ lợi ích của con người.

Câu 2. Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Quan sát, đặt câu hỏi.

B. Thu thập ý kiến cá nhân của ít nhất 3 chuyên gia khoa học.

C. Xây dựng giả thuyết

D. Viết, trình bày báo cáo.

Câu 3. Các hoạt động khi nghiên cứu về tính dẫn điện của một số chất:

(a) Tìm hiểu khả năng dẫn điện của nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn.

(b) Dự đoán trong số các chất: nước cất, dung dịch đường và dung dịch muối ăn; chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?

(c) Thực hiện thí nghiệm: Nối các đầu dây dẫn điện ở các cốc (nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn) với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch muối ăn bật sáng.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực hiện, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

A. (b), (c), (a), (e), (d).

B. (b), (c), (a), (d), (e).

C. (a), (b), (c), (d), (e).

D. (a), (b), (d), (c), (e).

Câu 4. Dùng thước để đo chiều dài mặt bàn bằng đơn vị centimét. Trong hoạt động này đã sử dụng kĩ năng

A. quan sát.

B. liên hệ.

C. đo.

D. phân loại.

Câu 5. Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s. Phạm vi đo của loại đồng hồ này là

A. 0,001 s – 9999 s.

B. 0,01 s – 999 s.

C. 0,999 s – 1000 s.

D. 9,99 s – 10000 s.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

B. Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

C. Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.

D. Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang.

Câu 7. Trước đây, người ta thường sử dụng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại

A. có tính dẻo.

B. có khả năng dẫn điện tốt.

C. có khả năng phản xạ ánh sáng.

D. có tỉ khối lớn.

Câu 8. Đồ dùng bằng kim loại có đốm gỉ, có thể dùng chất nào sau đây để lau chùi, làm sạch vết gỉ?

A. nước cất.

B. giấm ăn.

C. nước muối.

D. nước đường.

Câu 9. Vì sao ban đêm không nên để cây xanh trong nhà?

A. Cây xanh sẽ bị héo.

B. Ảnh hưởng đến hô hấp của con người.

C. Ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người.

D. Hạn chế sự phát triển xanh tốt của cây xanh.

Câu 10. Bỏ muối ăn vào nước, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt. Sau đó đun nóng đến khi chỉ thấy còn chất rắn kết tinh. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi đun nóng, nước sôi và bay hơi.

B. Chất rắn kết tinh là than.

C. Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau có thể tách riêng được muối và nước.

D. Muối ăn tan hoàn toàn trong nước.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác