Bài tập acidic oxide tác dụng với bazơ và cách giải
Với Bài tập acidic oxide tác dụng với bazơ và cách giải môn Hóa học lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.
I. Lý thuyết và phương pháp giải
- acidic oxide tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
1/ CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(Nếu CO2 dư tiếp tục có phản ứng: CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3)
2/ SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
(Nếu SO2 dư tiếp tục có phản ứng: SO2 + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3)2)
- Thông thường các acidic oxide thường gặp trong chương trình hóa học lớp 9 là CO2 và SO2; các bazơ thường gặp là: NaOH; KOH; Ca(OH)2; Ba(OH)2.
- Lưu ý, khi cho SO2 hoặc CO2 vào dung dịch kiềm tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được có thể là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.
- Phương pháp giải:
Bước 1: Tính toán các số mol theo dữ kiện đề bài.
Bước 2: Xác định sản phẩm thu được sau phản ứng (dựa vào tỉ lệ mol; hoặc dữ kiện đề bài cho).
Bước 3: Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu cần thiết).
Bước 4. Tính toán theo yêu cầu đề bài (nếu có).
- Chú ý cách xác định sản phẩm phản ứng dựa vào tỉ lệ số mol:
Trường hợp 1: Dẫn khí CO2 hoặc SO2 vào dung dịch NaOH; KOH … (kim loại trong bazơ có hóa trị I)
Đặt T =
+ Nếu T = 2: Sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa, các chất tham gia phản ứng đều hết.
+ Nếu T > 2: Sau phản ứng thu được muối trung hòa, bazơ dư.
+ Nếu T = 1: Sau phản ứng chỉ thu được muối axit, các chất tham gia phản ứng đều hết.
+ Nếu T < 1: Sau phản ứng thu được muối axit, acidic oxide dư.
+ Nếu 1 < T < 2: Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 loại muối, các chất tham gia phản ứng đều hết.
Trường hợp 2: Dẫn khí CO2 hoặc SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 ; Ba(OH)2 … (kim loại trong bazơ có hóa trị II)
Đặt T =
+ Nếu T = 2: Sau phản ứng thu được muối axit; các chất tham gia phản ứng đều hết.
+ Nếu T > 2: Sau phản ứng chỉ thu được muối axit; acidic oxide dư.
+ Nếu T = 1: Sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa; các chất tham gia phản ứng đều hết.
+ Nếu T < 1: Sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa; bazơ dư.
+ Nếu 1 < T < 2: Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 loại muối; các chất tham gia phản ứng đều hết.
Lưu ý:
+ Nếu đề bài cho rõ bazơ dư, không cần tính T xác định muối thu được chỉ có muối trung hòa.
+ Nếu đề bài cho rõ acidic oxide dư, không cần tính T xác định muối thu được chỉ có muối axit.
II. Ví dụ minh họa
Bài 1: Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)
Lời giải:
CaCO3 CaO + CO2
nCO2 = nCaCO3 = = 0,2mol
nCa(OH)2= 0,1 mol
T ==2 ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,1mol 0,1mol
⇒ CMCa(HCO3)2 = 0,1:0,5 = 0,2 M
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Tính giá trị của m.
Lời giải:
nCO2 = 0,15 mol; nNaOH = 0,2 mol
T == 1,33
⇒ Xảy ra 2 phản ứng:
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
x x
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
y 2y
Ta có hệ phương trình:
⇒
⇒ m = 0,1.84 + 0,05.106 = 13,7 gam.
Bài 3: Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Lời giải:
Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.
Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3
PTHH:
SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O
0,1 0,1 mol
⇒VSO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
- Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.
PTHH:
SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O (1)
0,15 0,15 0,15mol
Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol
⇒ nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
SO2 + BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2 (2)
0,05 0,05mol
⇒ VSO2= (0,15 + 0,05).22,4 = 4,48 lít
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Cô cạn dụng dịch A thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 12,6
B. 15,9
C. 16,8
D. 10,6
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 20,0.
B. 6,9.
C. 26,9.
D. 9,6.
Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch KOH 1M, thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 5,6.
B. 20,7.
C. 26,3.
D. 27,0.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam FeS2 trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 10,85
B. 14,95
C. 16,275
D. 7,475
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,75M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,0.
B. 7,5.
C. 5,0.
D. 15,0.
Bài 6: Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm Ca(OH)2 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 3,24
B. 3,97
C. 5,83
D. 4,59
Bài 7: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032.
B. 0,048.
C. 0,06.
D. 0,04.
Bài 8: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có 4 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là:
A. 3,136 lít
B. 2,688 lít
C. 6,72 lít
D. 10,08 lít
Bài 9: Sục 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m gam kết tủa. Tính m.
A.19,7g
B. 14,775g.
C. 23,64g
D. 16,745g
Bài 10: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.
A. 2,44 gam
B. 2,22 gam
C. 2,31 gam
D. 2,58 gam
Đáp án bài tập tự luyện:
1 - A |
2 - C |
3 - B |
4 - A |
5 -C |
6 - C |
7 - D |
8 - A |
9 – B |
10 - A |
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều