Bài tập cách nhận biết các chất vô cơ (chọn lọc, có đáp án)
Bài viết cách nhận biết các chất vô cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập cách nhận biết các chất vô cơ.
Bài tập cách nhận biết các chất vô cơ (chọn lọc, có đáp án)
Bài 1: Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?
A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd HCl D. dd HNO3
Bài 2: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?
A. Quì tím B. Bột kẽm C. Na2CO3 D. A hoặc B
Bài 3: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng các dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ?
A. Quì tím B. Phenolphtalein C. AgNO3 D. Na2CO3
Bài 4: Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên ?
A. dd HCl B. dd NaOH C. Ba(OH)2 D. dd KOH
Bài 5: Có thể nhận biết được 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:
A. Quì tím B. BaCO3 C. Al D. Zn
Bài 6: Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2?
A. dd H2SO4 B. dd Na2SO4 C. dd NaOH D. dd NH4NO3
Bài 7: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2 ?
A. dd AgNO3 B. dd HNO3 C. dd NaOH D. dd H2SO4.
Bài 8: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:
A. Quì tím B. dd NaOH C. dd Ba(OH)2 D. dd BaCl2
Bài 9: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:
A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd Na2CO3 D. Quì tím
Bài 10: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:
A. dd HCl B. Nước Brom C. dd Ca(OH)2 D. dd H2SO4
Đáp án và hướng dẫn giải
1. B | 2. C | 3. C | 4. C | 5. B |
6. C | 7. A | 8. C | 9. A | 10. B |
Bài 1: Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.
PTHH:
ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
⇒ Chọn B.
Bài 2:
Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 bằng Na2CO3.
Vì Na2CO3 tác dụng với H2SO4 sẽ có hiện tượng sủi bọt khí (khí CO2), tác dụng với BaCl2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng (BaCO3), khi tác dụng với Na2SO4 sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
PTHH:
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
⇒ Chọn C.
Bài 3:
Đun sôi 3 dung dịch thấy dd có khí thoát ra và tạo kết tủa là Ca(HCO3)2
Hai dd còn lại dùng thuốc thử AgNO3 để nhận biết: AgNO3 tạo kết tủa trắng với BaCl2, Ba(NO3)2 không xảy ra hiện tượng.
PTHH:
Ba(HCO3)2 −to→ BaCO3 + CO2 + H2O
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl
⇒ Chọn C.
Bài 4:
Dùng Ba(OH)2 để nhận biết 2 dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4
Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2S tạo khí mùi khai.
Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2SO4 tạo khí mùi khai và kết tủa trắng.
PTHH:
Ba(OH)2 + (NH4)2S → BaS + 2NH3 + H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + H2O
⇒ Chọn C.
Bài 5:
BaCO3 tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng và có khí thoát ra.
BaCO3 tác dụng với HCl kết tủa BaCO3 bị hòa tan và có khí thoát ra.
BaCO3 tác dụng với KOH không có hiện tượng gì xảy ra.
PTHH:
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
⇒ Chọn B.
Bài 6:
Sử dụng NaOH để nhận biết 4 muối AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, khi NaOH tác dụng với 4 muối tạo 4 kết tủa hidroxit: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)2 và Mg(OH)2.
Al(OH)3 bị tan khi cho dư NaOH vào dd muối.
Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ.
Fe(OH)2 là kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển màu nâu đỏ.
Mg(OH)2 kết tủa trắng không tan.
⇒ Chọn C.
Bài 7:
Chọn AgNO3 là thuốc thử vì AgNO3 tác dụng với 3 muối tạo 3 kết tủa có màu đặc trưng.
AgCl màu trắng → KCl
AgBr màu vàng nhạt → BaBr2
AgI màu vàng đậm → NaI
⇒ Chọn A.
Bài 8:
Chọn Ba(OH)2 vì:
Ba(OH)2 tác dụng với ZnSO4 tạo kết tủa trắng, đến khi Ba(OH)2 dư thì kết tủa tan một phần.
Ba(OH)2 tác dụng với Mg(NO3)2 tạo kết tủa trắng không đổi.
Ba(OH)2 tác dụng với Al(NO3)3 tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết khi Ba(OH)2 dư.
⇒ Chọn C.
Bài 9: Tương tự bài 6.
Chọn A.
Bài 10: Sử dụng dung dịch nước Brom vì trong 2 muối chỉ có muối Na2SO3 tác dụng được với nước brom, làm mất màu nước brom
Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr
⇒ Chọn B.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều