Bài tập Axit, bazo, muối tác dụng với muối (chọn lọc, có đáp án)



Bài viết Axit, bazo, muối tác dụng với muối với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Axit, bazo, muối tác dụng với muối.

Bài tập Axit, bazo, muối tác dụng với muối (chọn lọc, có đáp án)

Bài 1: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau):

1. CuSO4 và HCl

2. H2SO4 và Na2SO3

3. KOH và NaCl

4. MgSO4 và BaCl2

A. (1; 2)        B. (3; 4)        C. (2; 4)        D. (1; 3)

Bài 2: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit ( Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?

A. Khí hiđro

B. Khí oxi

C. Khí sulfur dioxide

D. Khí hydrogen sulfide

Bài 3: Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

A. NaOH, Na2CO3, AgNO3

B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3

C. KOH, AgNO3, NaCl

D. NaOH, Na2CO3, NaCl

Bài 4: Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?

1.CaCl2+Na2CO3

2.CaCO3+NaCl

3.NaOH+HCl

4.NaOH+KCl

A. 1 và 2        B. 2 và 3        C. 3 và 4        D. 2 và 4

Bài 5: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:

A. 11,2 lít        B. 1,12 lít        C. 2,24 lít        D. 22,4 lít

Bài 6: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng  quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Bài 7: Cho phương trình phản ứng

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O

X là:

A. CO        B. CO2        C. H2        D. Cl2

Bài 8: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit H2SO4 loãng ?

A. ZnSO4        B. Na2SO3        C. CuSO4        D. MgSO3

Bài 9: Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat( K2SO4)  tạo ra chất không tan (kết tủa). Chất X là:

A. BaCl2        B. NaOH        C. Ba(OH)2        D. H2SO4

Bài 10: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (phản ứng với nhau) ?

A. NaOH, MgSO4        B. KCl, Na2SO4

C. CaCl2, NaNO3        D. ZnSO4, H2SO4

Đáp án và hướng dẫn giải

1. A 2. C 3. A 4. D 5. A
6. C 7. B 8. A 9. C 10. A

Bài 1:

Cặp chất 1 và 3 cùng tồn tại trong 1 dung dịch.

Cặp chất 2 và 4 xảy ra phản ứng với nhau.

PTHH: H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

MgSO4 và BaCl2 → MgCl2 + BaSO4

⇒ Chọn A.

Bài 2: PTHH xảy ra giống bài 1.

⇒ Chọn C.

Bài 3:

HCl tạo kết tủa trắng AgCl với AgNO3

HCl tác dụng với Na2CO3 có hiện tượng sủi bọt khí (CO2).

⇒ Chọn A.

Bài 4:

Cặp chất 2 và 4 không xảy ra phản ứng.

Cặp chất 1 và 3 xảy ra phản ứng với nhau.

PTHH: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

NaOH + HCl → NaCl + H2O

⇒ Chọn D.

Bài 5:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

nCaCO3 = nCO2 = 50/100 = 0,5 mol

⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 11,2 lit

⇒ Chọn A.

Bài 6:

3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3

Sản phẩm Fe(OH)3 là kết tủa màu đỏ nâu.

⇒ Chọn C.

Bài 7:

Na2CO3 + 2HCl →  2NaCl + CO2 + H2O

⇒ Chọn B.

Bài 9:

Chất X có pH > 7 → Là bazo

Tạo kết tủa khi tác dụng với K2SO4 → Ba(OH)2

⇒ Chọn C.

Bài 10:

Ta có:

2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4

⇒ Chọn A.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:


chuong-1-cac-loai-hop-chat-vo-co.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học