Cách giải bài tập về tính chất của Amin, amino acid (hay, chi tiết)



Bài viết Cách giải bài tập về tính chất của Amin, amino acid với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập về tính chất của Amin, amino acid.

Cách giải bài tập về tính chất của Amin, amino acid (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài tập tổng hợp amin - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

    * Phương pháp so sánh tính bazo của amin

    Tính bazo của amin phụ thuộc vào đặc điểm của gốc R liên kết với N của nhóm amin.

    Nếu R có tác dụng đẩy electron ⇒ Tính bazo amin càng mạnh (mạnh hơn NH3).

    Nếu R có tác dụng hút ⇒ Tính bazo amin càng yếu.

Bài 1: Cho các chất sau:

    (1) . amonia         (2). aniline

    (3). p – Nitroaniline         (4). methylaniline

    (5). dimethylamine

    Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?

Lời giải:

    Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc methyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3

    Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroaniline có tính bazo yếu nhất

    Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5

Bài 2: Sắp xếp chất sau theo chiều tăng của tính bazo từ trái qua phải.

    (I). CH3-C6H4-NH2         (II). O2N-C6H4NH2

    (III). Cl-C6H4-NH2         (IV). C6H5NH2

Lời giải:

    Trật tự sắp xếp là: II < III < IV < I

    Các nhóm hút electron làm giảm tính bazo của aniline. Nhóm -NO2 hút electron mạnh hơn clo rất nhiều. Các nhóm đẩy electron (-CH3) làm tăng tính bazo của aniline.

Bài 3: Hãy sắp xếp các chất ammoniac, aniline, p –nitrotuluen, methylamine , dimethylamine theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.

Lời giải:

    Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:

    O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

    Giải thích:

    Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc methyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroaniline có tính bazo yếu nhất.

Bài 1: Cho các chất sau: C6H5NH2     (1), C2H5NH2     (2), (C6H5)2NH     (3), (C2H5)2NH     (4), NaOH     (5), NH3     (6). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

    A. 3 < 1 < 6 < 2 < 4 < 5

    B. 1 < 6 < 2 < 3 < 4 < 5

    C. 6 < 1 < 2 < 3 < 5 < 4

    D. 1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2: Cho các amin: CH3NH2     (1); NH3     (2); C6H25NH2     (3). Lực bazơ theo thứ tự tăng dần là:

    A. (1) < (2) < (3)

    B. (2) < (1) < (3)

    C. (3) < (2) < (1)

    D. (3) < (1) < (2)

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 3: Cho các chất sau:

    (1). amonia     (2). aniline     (3). P – Nitroaniline

    (4). P – methylaniline     (5). methylamine     (6). dimethylamine

    Tính bazơ tăng dần của các chất được xếp theo dãy nào sau đây?

    A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

    B. (3) < (4) < (2) < (1) < (5) < (6)

    C. (6) < (5) < (1) < (4) < (2) < (3)

    D. (5) < (4) < (2) < (1) < (3) < (6)

Lời giải:

Đáp án: A

    - Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

    - Gốc methyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroaniline có tính bazơ yếu nhất.

Bài 4: Cho vài giọt aniline vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

    A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.

    B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.

    C. Dung dịch trong suốt.

    D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: Cho các chất sau đây: 1. H2N-CH2-CH2-COOH ; 2. CH2=CH-COOH ; 3. CH2O và C6H5OH ; 4. HOCH2-COOH. Các trường hợp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng ?

    A. 1,2,3         B.1,2,4         C. 1,3,4         D. 2,3,4

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 6: Phát biểu nào sau đây sai?

    A. Các amin đều có tính bazơ.

    B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

    C. aniline có tính bazơ rất yếu.

    D. Amin có tính bazơ do N có cặp electron tự do.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Để rửa sạch chai lọ đựng aniline, nên dùng cách nào ?

    A. Rửa bằng nước cất

    B. Rửa bằng xà phòng

    C. Rửa bằng dd muối ăn

    D. Rửa bằng dd HCl, sau đó rửa lại bằng nước

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 8: Các amino acid có thể phản ứng tất cả các chất trong dãy

    A. dd NaOH, dd HCl, C2H5COOH, C2H5OH

    B. dd NaOH, dd brom, dd HCl, CH3OH

    C. dd Ca(OH)2, dd thuốc tím, dd H2SO4, C2H5OH

    D. dd H2SO4, dd HNO3, CH3OCH3, dd thuốc tím

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Ở nhiệt độ thường, các amino acid đều là những chất lỏng

    B. Các amino acid thiên nhiên hầu hết là các β -amino acid

    C. amino acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

    D. α-aminoglutaric acid là thành phần chính của bột ngọt

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

    B. ethylamine phản ứng với nitrous acid ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

    C. benzene làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

    D. aniline tác dụng với nitrous acid khi đun nóng, thu được muối điazoni.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài giảng: Bài tập trọng tâm amino acid - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:


amin-amino-axit-va-protein.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học