Cách nhận biết một số chất khí (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Cách nhận biết một số chất khí với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách nhận biết một số chất khí.

Cách nhận biết một số chất khí

Bài giảng: Bài 41: Nhận biết một số chất khí - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

    Có thể dựa vào tính chất vật lý hoăc tính chất hóa học đặc trưng của nó như màu, mùi, khả năng tạo kết tủa với các chất khác.

1. Nhận biết khí CO2

    - Không màu, không mùi nặng hơn không khí, ít tan trong nước, làm đục nước vôi trong

    - Khi thêm Ca(OH)2 dư/ Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

2. Nhận biết khí SO2

    - Không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc, làm đục nước vôi trong giống CO2

    - Làm nhạt màu dung dịch nước brom hoặc dung dịch iot.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + I2 + 2H2O → 2HI + H2SO4

3. Nhận biết khí Clo

    - Màu vàng lục, mùi hắc, độc, ít tan trong nước

    - Nhận biết bằng giấy tẩm KI và hồ tinh bột. Do phản ứng tạo ra I2 gặp hồ tinh bột tạo màu xanh tím.

Cl2 + KI → 2KCl + I2 (làm xanh tinh bột)

4. Nhận biết khí NO2

    - Màu nâu đỏ, độc, ít tan trong nước. Có thể nhận biết qua màu nâu đỏ khi nồng độ NO2 đủ lớn.

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

5. Nhận biết khí H2S

    - Không màu, mùi trứng thối, độc.

    - Tạo muối sunfua kết tủa có màu với nhiều dung dịch muối

Cu2+ + H2S → CuS + 2H+

Pb2+ + H2S → PbS + 2H+

6. Nhận biết khí NH3

    - Không màu, tan nhiều trong nước, mùi khai đặc trưng.

    - Làm xanh quỳ tím ẩm

BẢNG TỔNG HỢP NHẬN BIẾT CHẤT KHÍ

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau: CO2, SO2, O2.

Cách nhận biết một số chất khí (hay, chi tiết nhất)

Dẫn các khí qua dung dung dịch Ba(OH)2 dư, 2 khí tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch là CO2 và SO2 còn lại không hiện tượng là O2.

CO2 + Ba(OH)2 ⟶ BaCO3↓ + H2O;

SO2 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO3↓ + H2O.

Dẫn 2 khí ở trên qua dung dịch bromine dư, khí nào làm mất màu dung dịch là SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

Ví dụ 2: Chỉ dùng quỳ tím ẩm hãy nhận biết các khí sau: NH3, O2, CO2, Cl2.

Cách nhận biết một số chất khí (hay, chi tiết nhất)

Trong dung dịch nước:

NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH (môi trường base).

CO2 + H2O ⇌ HCO3 + H+ (môi trường acid).

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO (tính oxi hóa ở HClO).

Câu 1: Thổi một mẫu thử chứa duy nhất một khí X (có thể là một trong bốn khí: N2, NH3, CH4, CO) lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình đựng nước vôi trong. Sau thí nghiệm thấy CuSO4 qua màu xanh và bình chứa Ca(OH)2 không có hiện tượng gì. X là

A. N2.

B. NH3.

C. CH4.

D. CO.

Câu 2: Cách nhận biết khí ammonia là

A. dùng quỳ tím ẩm.

B. dùng dung dịch NaOH.

C. dùng dung dịch HCl loãng.

D. dùng dung dịch NaCl.

Câu 3: Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là không đúng?

A. Lá Ag nóng, que đóm còn tàn đỏ.

B. Que đóm còn tàn đỏ, lá Ag nóng.

C. Dung dịch KI/hồ tinh bột, que đóm còn tàn đỏ.

D. Dung dịch KI/hồ tinh bột, lá Ag nóng.

Câu 4: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng

A. dung dịch Br2.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch KNO3.

D. dung dịch Ca(OH)2.

Câu 5: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch KMnO4.

B. Dung dịch Br2.

C. Dung dịch CuCl2.

D. Dung dịch NaOH.

Câu 6: Nhận biết khí SO2 ta dùng dung dịch nước Brdư hiện tượng xảy ra là

A. Dung dịch Brmất màu.

B. Dung dịch Br2 chuyển sang màu da cam.

C. Dung dịch Br2 chuyển sang màu xanh.

D. Không hiện tượng.

Câu 7: Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí

A. SO2.

B. SO3.

C. N2.

D. NH3.

Câu 8: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 khí Cl2, HCl và O2?

A. Giấy tẩm dung dịch phenolphthalein.

B. Tàn đóm hồng.

C. Giấy quỳ tím khô.

D. Giấy quỳ tím ẩm.

Câu 9: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là

A. H2.

B. CO2.

C. N2.

D. O2.

Câu 10: Cho kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được khí X không màu hóa nâu trong không khí. X là

A. N2.

B. NO2.

C. NO.

D. H2.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:


phan-biet-mot-so-chat-vo-co.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học