Cách giải bài tập về ứng dụng của polymer (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải bài tập về ứng dụng của polymer với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập về ứng dụng của polymer.

Cách giải bài tập về ứng dụng của polymer (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

*Tóm tắt lý thuyết

1. Chất dẻo

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người.

Ưu điểm của chất dẻo:

- Nhẹ (d = 1,05 ¸ 1,5). Có loại xốp, rất nhẹ.

- Phần lớn bền về mặt cơ học, có thể thay thế kim loại.

- Nhiều chất dẻo bền về mặt cơ học.

- Cách nhiệt, cách điện, cách âm tốt.

- Nguyên liệu rẻ.

Một số chất dẻo.

- polyethylene (P.E): Dùng bọc dây điện, bao gói, chế tạo bóng thám không, làm thiết bị trong ngành sản xuất hoá học, sơn tàu thuỷ.

- Polivinyl chloride (P.V.C): Dùng chế da nhân tạo, vật liệu màng, vật liệu cách điện, sơn tổng hợp, áo mưa, đĩa hát…

- Polivinyl acetate (P.V.A): Dùng để chế sơn, keo dán, da nhân tạo.

- polymerthyl acrilat: Dùng để sản xuất các màng, tấm, làm keo dán, làm da nhân tạo

- polymerthyl metacrilat: Dùng làm thuỷ tinh hữu cơ.

- Polistiren: Dùng làm vật liệu cách điện. Polistiren dễ pha màu nên được dùng để sản xuất các đồ dùng dân dụng như cúc áo, lươc…

- Nhựa bakelit: Dùng làm vật liệu cách điện, chi tiết máy, đồ dùng gia đình.

2. Cao su

Cao su là những vật liệu polymer có tính đàn hồi, có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong kỹ thuật.

a) Cao su thiên nhiên: được chế hoá từ mủ cây cao su. Cao su không thấm nước, không thấm không khí, tan trong xăng, benzene, sunfua cacbon.

Khi lưu hóa, nối đôi trong các phân tử cao su mở ra và tạo thành những cầu nối giữa các mạch polymer nhờ các nguyên tử lưu huỳnh, do đó hình thành mạng không gian làm cao su bền cơ học hơn, đàn hồi hơn, khó tan trong dung môi hữu cơ hơn.

b) Cao su tổng hợp:

- Cao su butadiene (hay cao su Buna): kém đàn hồi so với cao su thiên nhiên nhưng chống bào mòn tốt hơn.

- Cao su isoprene. Có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên, tính đàn hồi và độ bền cao

3. Tơ

- Các tơ poliamit có tính chất gần giống tơ thiên nhiên, có độ dai bền cao, mềm mại, nhưng thường kém bền với nhiệt và axit, bazơ. Dùng dệt vải, làm lưới đánh cá, làm chỉ khâu.

- Tơ clorin rất bền về mặt hoá học, không cháy nhưng độ bền nhiệt không cao, dùng để dệt thảm, vải dùng trong y học, kỹ thuât.

Câu 1: Mô tả ứng dụng của polymer nào dưới đây là không đúng?

A. poly (methyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.

B. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.

C. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.

D. PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...

Đáp án: B

Cao su không dùng để sản xuất chất dẫn điện

Câu 2: polymer được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là

A. poly ( methyl acrylat).    B. poly ( methyl metacrylat).

C. poly (phenol – fomanđehit).    D. poly (methyl acetate).

Đáp án: B

Thủy tinh hữu cơ(plexigas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp methyl metacrylat (CH2=C(CH3)COOCH3)

Bài 1: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là

A. tơ capron    B. tơ nylon -6,6    C. tơ capron    D. tơ nitron.

Lời giải:

Đáp án: D

Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét.

Bài 2: Dùng Polivinyl acetate có thể làm được vật liệu nào sau đây ?

A. chất dẻo    B. cao su     C. Tơ    D. Keo dán

Lời giải:

Đáp án: A

Polivinyl acetate được dùng làm chất dẻo

Bài 3: Teflon là tên của một polymer được dùng làm

A. chất dẻo.    B. tơ tổng hợp.    C. cao su tổng hợp.    D. keo dán.

Lời giải:

Đáp án: A

Teflon là tên của 1 polymer dùng làm chất dẻo. Teflon còn có tên khác là: poly (tetrafloetilen). Nó là polymer nhiệt dẻo tính bền cao với dung môi và hóa chất.

Bài 4: Theo nguồn gốc, loại tơ cùng loại với len là

A. bông    B. capron    C. visco    D. Cellulose axetat.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 5: polymer nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…?

A. Cao su thiên nhiên    B. polivinyl chloride    C. polyethylene    D. thủy tinh hữu cơ

Lời giải:

Đáp án: B

Polivinyl chloride (PVC) có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…

Bài 6: polymer nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học?

A. PVC    B. Cao su lưu hóa    C. Teflon    D. Tơ nylon

Lời giải:

Đáp án: C

Nhựa Teflon không tan trongbất kỳ một loại dung môi nào và rất bền với các hóa chất.

Bài 7: Những polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là:

A. Chất dẻo    B. Cao su    C. Tơ    D. Sợi

Lời giải:

Đáp án: C

Tơ là polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh

Bài 8: Dãy gồm các polymer dùng để làm tơ sợi là

A. tinh bột, xelulozơ, nylon-6

B. Cellulose điaxetat, poly (vinyl xianua), nylon-6,6.

C. PE , PVC, Polistiren

D. Cellulose, protein, nylon-6,6

Lời giải:

Đáp án: B

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

polymer-va-vat-lieu-polime.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học