Cách giải bài tập tính hệ số polymer hóa (tính số mắt xích) (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập tính hệ số polymer hóa (tính số mắt xích) với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập tính hệ số polymer hóa (tính số mắt xích).
Cách giải bài tập tính hệ số polymer hóa (tính số mắt xích) (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài tập xác định hệ số polymer hóa, tỉ lệ số mắt xích - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
- Số mắt xích = số phân tử monome = hệ số polymer hóa (n) = 6,02.1023 số mol mắt xích
(Lưu ý: số mắt xích phải là số tự nhiên, nếu lẻ phải làm tròn)
- Hệ số polymer hóa (n) = hệ số trùng hợp
- Loại polymer (dựa vào phân tử khối) và số lượng polymer (dựa vào nhóm chức)
- Các loại polymer thường gặp:
Tên gọi | Công thức | Phân tử khối (M) |
Poli vinyl chloride (PVC) | (-CH2–CHCl-)n | 62,5n |
polyethylene (PE) | (-CH2–CH2-)n | 28n |
Cao su thiên nhiên | [-CH2–C(CH3)=CH-CH2-]n | 68n |
Cao su clopren | (-CH2-CCl=CH-CH2-)n | 88,5n |
Cao su buna | (-CH2-CH=CH-CH2-)n | 54n |
Poli propilen (PP) | [-CH2-CH(CH3)-]n | 42n |
Ví dụ 1: Phân tử khối trung bình của polyethylene X là 420000. Hệ số polymer hoá của PE là:
Hướng dẫn giải
PE là (CH2-CH2)n có M = 420000 = 28n
⇒ n = 15.000 (hệ số polymer hóa)
Ví dụ 2: Clo hoá PVC thu được một polymer chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là ?
Hướng dẫn giải
Mắt xích PVC là C2H3Cl ⇒ k mắt xích trong mạch PVC có công thức là C2kH3kClk
C2kH3kClk + Cl2 → C2kH3k-1Clk+1 + HCl
⇒ %Cl = = 63,96%
⇒ k = 3
Ví dụ 3: Một polymer X được xác định có phân tử khối là 39026,5 amu với hệ số trùng hợp để tạo nên polymer này là 625. polymer X là?
Hướng dẫn giải
polymer có Mmắt xích = = 62,5 ⇒ Dấu hiệu của nguyên tố clo.
Gọi công thức X là CxHyCl ⇒ 12x + y = 27
⇒ X có công thức là C2H3Cl ⇔ CH2=CHCl
Bài 1: Khối lượng của một đoạn nylon – 6,6 là 27346 amu và một đoạn mạch tơ capron là 17176 amu. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polymer nêu trên lần lượt là?
A. 113 và 152 B. 121 và 114 C. 121 và 152 D. 113 và 114
Lời giải:
Đáp án: C
M-[HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO]-n = 27346 amu
→ 226n = 27346 → n = 121.
M-[NH(CH2)5CO]-n= 17176 amu
→ 113n = 17176 → n = 152.
Bài 2: Một đoạn tơ nylon – 6,6 có khối lượng 7,5g thì số mắt xích trong đoạn tơ đó là?
A. 0,133.1022 B. 1,99. 1022 C. 1,6. 1015 D. 2,5. 1016
Lời giải:
Đáp án: B
Tơ nylon-6,6: [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n
→ Số mắt xích: n = (7,5/226).6,023.1023
→ n = 1,99.1022
Bài 3: Hệ số trùng hợp của poly (etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polymer có khối lượng khoảng 120 000 amu ?
A. 4280 B. 4286 C. 4281 D. 4627
Lời giải:
Đáp án: B
polymer : (C2H4)n có M = 120000 = 28n → n = 4286
Bài 4: Tính khối lượng trung bình của một phân tử cao su poli isoprene, biết số mắt xích trung bình là 700?
A. 45600 B. 47653 C. 47600 D. 48920
Lời giải:
Đáp án: C
n = (mpolymer)/(mmonome) → mpoli isoprene = 700. 68 = 47600
Bài 5: Một polymer có phân tử khối là 28000 amu và hệ số polymer hóa là 10000. polymer ấy là:
A. PE B. PVC C. PP D. teflon
Lời giải:
Đáp án: A
Phân tử khối của một mắt xích là 28000 : 10000= 28 ( C2H5)
Vậy polymer là PE (polyethylene)
Bài 6: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,7% clo về khối lượng. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Lời giải:
Đáp án: D
PVC hay poly (vinyl chloride) là (C2H3Cl)n hay C2nH3nCln.
1 mắt xích ứng với n = 1 ⇒ CT của 1 mắt xích: C2H3Cl.
kC2H3Cl + Cl2 → C2kH3k–1Clk+1 + HCl.
⇒ %mCl = .100% = 66,7% ⇒ k ≈ 2.
⇒ trung bình 1 phân tử Cl2 tác dụng với 2 mắt xích
Bài 7: polymer được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280g polyethylene đã được trùng hợp từ tối thiểu bao nhiêu phân tử etilen?
A. 3,01.1024 B. 6,02.1024 C. 6,02.1023 D. 10
Lời giải:
Đáp án: B
Số phân tử etilen tối thiểu: (280/28). 6,2.1023 = 6,02.1024
Bài 8: Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polymer đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polymer đó là:
A. 120 B. 92 C. 100 D. 140
Lời giải:
Đáp án: C
PP có công thức (C3H6)n
(C3H6)n + 4,5 O2 → 3nCO2 + 3nH2O
Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2 → 3n = 300 → n = 100
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng bài tập về các loại cao su quan trọng thường gặp
- Dạng bài tập về tính chất của polymer
- Dạng bài tập về ứng dụng của polymer
- Dạng bài tập về điều chế, tổng hợp các polymer quan trọng
- Bài toán tính tỉ lệ số mắt xích
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều