Cách giải bài tập phản ứng màu biuret của peptit (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải bài tập phản ứng màu biuret của peptit với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài tập phản ứng màu biuret của peptit.

Cách giải bài tập phản ứng màu biuret của peptit (hay, chi tiết)

Phản ứng màu biuret:

Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.

Ví dụ minh họa

Câu 1:Peptit nào dưới đây không có phản ứng màu biuret?

A. Ala-Gly-Gly

B. Ala- Gly

C. Ala- Ala- Gly- Gly

D. Gly – Ala – Gly

Lời giải:

dipeptide không có phản ứng màu biuret.

→ Đáp án

Câu 2:. Cho các phát biểu:

(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biuret

(2) Protein phản ứng màu biuret Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.

(3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.

(4) Khi đun nóng dung dịch peptit với axit, sản phẩm cho phản ứng màu biuret

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

(1). Sai, Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có phản ứng này.

(2). Đúng, protein là polypeptide (có trên 2 liên kết peptit) nên tham gia phản ứng biuret với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tính xanh.

(3). Đúng, trong protêin có chứa –C6H4-OH của một số gốc amino acid đã phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm có nhóm –NO2 có màu vàng. (

4).Sai, Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, peptit bị thủy phân nên không còn phản ứng màu biuret

Vậy có 2 phát biểu đúng là (2) và (3).

→ Đáp án A

Câu 3:Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch NaOH

Lời giải:

dipeptide không có phản ứng màu biuret nên Gly – Ala – Gly có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho dung dịch màu xanh tím.

→ Đáp án A

Câu 4:Cho các loại hợp chất sau:(1) dipeptide; (2) polypeptide ; (3) protein; (4) lipid ; (5) disaccharide. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Lời giải:

Các chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:

(2) polypeptide ; (3) protein; (5) disaccharide.

- polypeptide và protein có phản ứng màu biuret đặc trưng với Cu(OH)2 (dipeptide không có phản ứng này)

- disaccharide phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh.

→ Đáp án D

Câu 5:Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.

B. Các amino acid đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biuret.

D. CH3-CH(NH2)COOH có tên thay thế là α-aminopropanoic.

Lời giải:

A sai ví dụ aniline không làm đổi màu quỳ tím

B sai vì các amino acid có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím

C sai vì dipeptide không tham gia phản ứng màu biuret

→ Đáp án D

Bài tập tự luyện

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm phản ứng màu biurett theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.

Bước 2: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 3: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% rồi lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút.

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm:

(a) Ở bước 1 có thể thay 1 ml dung dịch lòng trắng trứng bằng 1 ml dầu ăn.

(b) Ở bước 3 có xảy ra phản ứng màu biurett.

(c) Ở bước 2 có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.

(d) Để thí nghiệm xảy ra phản ứng màu biurett nhanh hơn thì ở bước 2 cần phải đun nóng ống nghiệm bằng đèn cồn.

(e) Sau bước 3, thu được dung dịch đồng nhất có màu tím đặc trưng.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 2: Peptide nào sau đây tham gia phản ứng màu biurett?

A. Ala-Gly.

B. Val-Ala.

C. Val-Gly.

D. Val-Ala-Val-Ala.

Câu 3: Peptide nào sau đây không tham gia phản ứng màu biurett?

A. Ala-Ala-Gly.

B. Val-Ala.

C. Val-Gly-Ala-Gly.

D. Val-Val-Ala.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

B. Tất cả peptide và protein đều có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.

C. Liên kết của nhóm CO và NH giữa hai đơn vị amino acid được gọi là liên kết peptide.

D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoacid.

Câu 5: Thủy phân peptide X thu được Gly-Ala, Gly, Ala. Biết X không có phản ứng màu biurett. X là

A. Gly-Ala-Gly.

B. Gly-Ala.

C. Ala-Gy.

D. Ala-Gly-Ala.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

amin-amino-axit-va-protein.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học