Anino acid lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Tài liệu Anino acid lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

* Kiến thức cần nhớ

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

- Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH).

- CTTQ: (NH2)a – R – (COOH)b

- Các amino acid thiên nhiên hầu hết là α – amino acid (R – CH(NH2) – COOH).

- Có khoảng 20 loại amino acid cấu thành nên protein trong cơ thể (amino acid tiêu chuẩn) được chia thành: amino acid thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được) và amino acid không thiết yếu (cơ thể tự tổng hợp được).

2. Danh pháp

- Tên thay thế = Vị trí NH2 (2, 3, …) + amino + tên thay thế của carboxylic tương ứng.

- Tên bán hệ thống = Vị trí  NH2 (α, β, …) + amino + tên thông thường carboxylic acid tương ứng.

C(ω)C(ε)C(δ)C(γ)C(β)C(α)COOH

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường

Kí hiệu

H2NCH2COOH

Aminoethanoic acid

Aminoacetic acid

Glycine

Gly

CH3CH(NH2)COOH

2–aminopropanoic acid

α-aminopropionic acid

Alanine

Ala

(CH3)2CHCH(NH2)COOH

2-amino-3-methylbutanoic acid

α-aminoisovaleric acid

Valine

Val

HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH

 

2-aminopentane-1,5-dioic acid

α-aminoglutaric acid

Glutamic acid

Glu

H2N(CH2)4CH(NH2)COOH

 

2,6-diaminohexanoic acid

α,ε -diamino caproic acid

Lysine

Lys

II. Đặc điểm cấu tạo

- Các nhóm -COOH và nhóm -NH2 tương tác với nhau làm cho phân tử amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. H2N – CH2 – COOH H3N+CH2COO

dạng phân tử                   dạng ion lưỡng cực (chủ yếu)

- Trong một số trường hợp, để đơn giản amino acid thường được biểu diễn ở dạng phân tử.

III. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn, khi ở dạng kết tinh chúng không có màu.

- Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

IV. Tính chất hóa học

1. Tính chất lưỡng tính

- Tính base: H2N – CH2 – COOH + HCl → ClH3N – CH2 – COOH

- Tính acid: H2N – CH2COOH + NaOH → H2N – CH2 – COONa + H2O

2. Tính chất điện di

- Trong dung dịch, dạng ion chủ yếu của amino acid phụ thuộc vào pH của dung dịch và bản chất của amino acid: Ở pH thấp amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện +), ngược lại ở pH cao amino acid tồn tại chủ yếu dạng anion (tích điện -).

- pH thay đổi làm amino acid tích điện khác nhau và có khả năng di chuyển khác nhau dưới tác dụng của điện trường ⇒ Tính chất này gọi là tính điện di của amino acid.

- Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường.

Anino acid lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

3. Phản ứng ester hóa

- Tương tự carboxylic acid, amino acid có thể tác dụng với alcohol tạo ester khi có mặt xúc tác acid mạnh (HCl khan, H2SO4 đặc, …)

H2N – CH2 – COOH + C2H5OH HCl,to H2N – CH2 – COOC2H5 + H2O

Thực tế ester sinh ra dưới dạng muối do NH2 tác dụng với HCl: ClH3N – CH2 – COOC2H5.

4. Phản ứng trùng ngưng

- Khi đun nóng trong điều kiện thích hợp, các ω – amino acid hoặc ω – amino acid phản ứng với nhau thành polymer, đồng thời giải phóng ra các phân tử nước ⇒ PƯ trùng ngưng.

- Polymer tạo thành khi trùng ngưng amino acid thuộc loại polyamide (chứa nhóm amide -CO – NH-)

VD:

Anino acid lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

❖ Bài tập tự luận

Câu 1. [CD - SGK] Cho các chất sau:

Anino acid lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

(a) Chất nào trong các chất trên là amino acid?

(b) Các amino acid đó là α, β hay γ amino acid và gọi tên các amino acid có 1 nhóm NH2 bằng tên thay thế.

Câu 2. Hoàn thành bảng sau:

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường

Kí hiệu

 

 

 

Glycine

 

 

 

 

 

Alanine

 

 

 

 

 

Valine

 

 

 

 

Glutamic acid

 

 

 

 

 

Lysine

 

Câu 8. [CTST - SGK] Dựa vào đặc điểm cấu tạo, so sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau: CH3 -CH2-NH2 và H2N-CH2-COOH.

Câu 3. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Gly, Glu, Lys lần lượt tác dụng với HCl và NaOH.

Câu 4. [CD - SGK] Cho hình ảnh biểu diễn sự di chuyển của một số amino acid dưới tác dụng của điện trường ở pH = 6 như sau:

Anino acid lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Trong điều kiện thí nghiệm ở pH = 6,0, mỗi amino acid lysine, glycine, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation, anion hay ở dạng ion lưỡng cực?

Câu 5. [CD - SGK] Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:

(a) Cho alanine tác dụng với ethanol khi có acid vô cơ mạnh làm xúc tác để tạo thành ester (giả thiết ester tồn tại ở dạng tự do, không tạo muối với acid vô cơ).

(b) Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng ngưng tổng hợp polyenanthamide từ 7 – aminoheptanoic acid (ω – aminoenanthic acid)

Câu 6. Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.

(1) Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.

(2) Các amino acid thiên nhiên hầu hết là các β – amino acid.

(3) Ở điều kiện thường, các amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng phân tử.

(4) Ở điều kiện thường amino acid là những chất rắn, ở dạng kết tinh không có màu, tan tốt trong nước.

(5) Tất cả các amino acid đều lưỡng tính.

(6) Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển như nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường.

(7) Ester tạo thành khi cho glycine tác dụng với ethyl alcohol xúc tác HCl khan là H2N – CH2 – COOCH3.

(8) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là ester của glycine.

(9) Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng ε – amino acid hoặc ω – amino acid là polymer và nước.

(10) Polymer tạo thành khi trùng ngưng amino acid thuộc loại polyamide.

* Bài tập trắc nghiệm

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ biết

Câu 1. Amino acid là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm carboxyl và nhóm amino.

B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm carboxyl.

D. chỉ chứa nitrogen hoặc carbon.

Câu 2. [QG.23 - 203] Chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen trong phân tử?

A. Ethyl formate

B. Saccharose

C. Tristearin

D. Alanine.

Câu 3. Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm carboxyl (COOH)?

A. Methylamine.

B. Phenylamine.

C. aminoacetic acid.

 D. Ethylamine.

Câu 4. (MH2.2017): Amino acid có phân tử khối nhỏ nhất là

A. Glycine.

B. Alanine.

C. Valine.

D. Lysine.

Câu 5. (B.13): Amino acid X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A. alanine.

B. glycine

C. valine.

D. lysine.

Câu 6. (201 – Q.17). Hợp chất H2NCH2COOH có tên là

A. valine.

B. lysine.

C. alanine.

D. glycine.

Câu 7. (B.12): Alanine có công thức là

A. C6H5-NH2.  

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 8. [MH2 - 2020] Chất X có công thức H2N-CH(CH3)COOH. Tên gọi của X là

A. glycine.

B. valine.

C. alanine.

D. lysine.

Câu 9. [QG.20 - 201] Số nhóm carboxyl (COOH) trong phân tử alanine là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 10. [QG.20 - 202] Số nhóm amino (NH2) trong phân tử alanine là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 11. [QG.20 - 203] Số nhóm carboxyl (COOH) trong phân tử glycine là

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 12. [QG.20 - 204] Số nhóm amino (–NH2) trong phân tử glycine là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 13. [MH - 2021] Số nguyên tử oxygen trong phân tử glutamic acid là

A. 1.  

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14. [MH - 2022] Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm carboxyl (COOH)?

A. Acid fomic.

B. Glutamic acid.

C. Alanine.

D. Lysine.

Câu 15. (C.12): Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử glutamic acid tương ứng là

A. 1 và 2.

B. 1 và 1.

C. 2 và 1.

D. 2 và 2.

Câu 16. (A.11): Số đồng phân amino acid có công thức phân tử C3H7O2N là

A. 1.

B. 2

C. 3.

D. 4.

Câu 17. (C.13): Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitrogen trong alanine là

A. 15,73%.

B. 18,67%.

C. 15,05%.

D. 17,98%.

Câu 18. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. C6H5NH2.

B. H2NCH2COOH.

C. CH3NH2.

D. C2H5OH.

Câu 19. [MH - 2023] Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?

A. Dimethylamine.

B. Ethylamine.

C. Glycine.

D. Methylamine.

Câu 20. (201 – Q.17). Dung dịch nào sau đây là quì tím chuyển sang màu xanh?

A. Glycine.

B. Methylamine.

C. Aniline.

D. Glucose.

Câu 21. Cho các phản ứng:

H2N – CH2 – COOH + HCl → H3N+ - CH2 – COOH Cl

H2N – CH2 – COOH + NaOH → H2N – CH2 – COONa + H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ acid aminoaxetic

A. chỉ có tính base.

B. chỉ có tính acid.

C. có tính oxi hoá và tính khử.

D. có tính chất lưỡmg tính.

Câu 22. Chất X vừa tác dụng được với acid, vừa tác dụng được với base. Chất X là

A. CH3COOH.

B. H2NCH2COOH.

C. CH3CHO.

D. CH3NH2.

Câu 23. (QG.19 - 204). Aminoacetic acid (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaNO3.

B. NaCl.

C. HCl.

D. Na2SO4.

Câu 24. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng với CH3NH2?

A. NaCl.

B. HCl.

C. CH3OH.

D. NaOH.

Câu 25. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. C6H5NH2

B. CH3CH(NH2)COOH

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Câu 26. Aminoacetic acid (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch

A. Na2SO4.

B. NaOH.

C. NaNO3.  

D. NaCl.

Câu 27. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. C2H5OH.  

B. CH3COOH.  

C. H2N-CH2-COOH.

D. C2H6.

♦ Mức độ hiểu

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Glycine là amino acid có công thức H2N – CH2 – COOH.

B. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Glutamic acid có tính lưỡng tính.

D. Aniline tác dụng với nước bromine tạo thành kết tủa vàng.

Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính điện di của amino acid?

A. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid chỉ phụ thuộc vào pH của dung dịch.

B. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường.

C. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.

D. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc và pH của môi trường.

Câu 30. Cho dãy các chất: H2, H2NCH2COOH, C65NH2, C25NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với NaOH trong dung dịch là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học