Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Tài liệu Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

* Phần: Tự luận

Câu 1. Hoàn thành các thông tin về polymer trong bảng sau

Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Câu 2. Viết phương trinh phản ứng của các phản ứng sau

Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Câu 3. Poly(vinyl alcohol) (viết tắt là PVA) được dùng làm chất kết dính, sợi vinylon, vật liệu ứng dụng trong y té,.. Polyvinyl acetate (viết tắt là PVAc) được sử dụng phổ biến làm keo dán gỗ, keo dán giấy,.. PVAc và PVA được tổng hợp theo sơ đồ sau đây:

CHCHCH3COOHAtrùnghopPVAcNaOH,t0PVA

a. Viết phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá trên.

b. PVA là một polymer có khả năng hoà tan được trong nước. Giải thích

Phần: Trắc nghiệm

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Polymer là hợp chất do nhiều phân tử monomer hợp thành.

B. Polymer là hợp chất có phân tử khối lớn.

C. Polymer là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

D. Các polymer đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 2. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monomer) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng nào sau đây?

A. nhiệt phân.

B. trao đổi.

C. trùng hợp.

D. trùng ngưng

Câu 3. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như: nước, amoniac, hidro clorua,…) được gọi là:

A. Sự peptit hóa

B. Sự Polime hóa

C. Sự tổng hợp

D. Sự trùng ngưng

Câu 4.  Đặc điểm cấu tạo của monomer tham gia pư trùng ngưng là

A. Phải có liên kết bội

B. Phải có 2 nhóm chức trở lên có thể cho ngưng tụ

C. Phải có nhóm -NH2

D. Phải có nhóm –OH

Câu 5. Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monomer) tham gia phản ứng trùng hợp là

A. phải là hydrocarbon

B. phải có 2 nhóm chức trở lên

C. phải là alkene hoặc alkadiene

D. phải có liên kết đôi hoặc vòng no không bền.

Câu 6. Phản ứng trùng hợp là phản ứng:

A. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monomer) giống nhau thành một phân tử lớn (polymer)

B. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monomer) giống nhau thành một phân tử lớn (polymer) và giải phóng phân tử nhỏ

C. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monomer) thành một phân tử lớn (polymer) và giải phóng phân tử nhỏ

D. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monomer) giống nhau hoặc gần giống nhau thành một phân tử lớn (polymer).

Câu 7. Chất nào dưới đây thuộc loại polymer?

A. Glucose

B. Fructose

C. Saccharose

D. Cellulose.

Câu 8. Chất nào dưới đây không phải là polymer?

A. Lipid

B. Tinh bột

C. Cellulose

D. Protein.

Câu 9. Chất nào không phải là polymer?

A. dầu thô

B. cellulose.

C. Amylose

D. Thủy tinh hữu cơ.

Câu 10.  Tính chất vật lí chung của polymer là

A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước.

C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước.

D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

Câu 11.  Polymer không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì lý do nào sau đây?

A. có lẫn tạp chất.

B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau

D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.

Câu 12.  Polymer có phản ứng nào sau đây ?

A. Phân cắt mạch polymer

B. Giữa nguyên mạch polymer

C. Phát triển mạch polymer

D. Cả A, B, C

Câu 13.  Quá trình lưu hoá cao su thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. cắt mạch polymer.

B. tăng mạch polymer.

C. giữ nguyên mạch polymer.

D. phân huỷ polymer.

Câu 14.  Polymer nào có thể tham gia phản ứng cộng hydrogen?

A. Polypropylene

B. Cao su buna

C. Poly(vinyl chloride)

D. Nylon-6,6

Câu 15.  Polymer nào có thể thủy phân trong dung dịch kiềm ?

A. Tơ capron

B. Polystyrene

C. Teflon

D.Poly(phenolformaldehyde)

Câu 16.  Loại polymer nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng cộng tương tự alkene?

A. PVC

B. PE

C. Cao su buna

D. Capron.

Câu 17.  Loại polymer nào sau đây dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm?

A. PE

B. Cao su buna

C. PS

D. Nylon-6,6.

Câu 18.  Polymer nào vừa có thể cho phản ứng cộng với H2, vừa có thể bị thủy phân trong dung dịch base ?

A. Cellulose trinitrate

B. Cao su isoprene

C. Cao su chloprene

D. thủy tinh hữu cơ

Câu 19.  Polymer nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học?

A. PVC

B. Cao su lưu hóa

C. Teflon

D. Tơ nilon

Câu 20.  Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là

A. CH3OH

B. CH3COOH

C. HCOOCH3

D. CH2=CH-COOH.

Câu 21.  Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A. CH3–CH2–CH3

B. CH2=CH–CN

C. CH3–CH3

D. CH3–CH2–OH.

Câu 22.  Polyethylene là sản phẩm của phản ứng trùng hợp

A. CH2=CH-Cl

B. CH2=CH2

 C. CH2=CH-CH=CH2.

D. CH2=CH-CH3.

Câu 23.  Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành PVC?

A. CH2=CHCl

B. CH2=CH2

C. CHCl=CHCl

D. CH≡CH.

Câu 24.  Poly(vinyl chloride) (PVC) điều chế từ vinyl chloride bằng phản ứng nào sau đây?

A. trao đổi

B. trùng hợp

C. trùng ngưng

D. oxi hoá-khử.

Câu 25.  Chất có thể trùng họp tạo ra polymer là

A. C2H5OH.

B. ch3cooh

C. CH3CH3

D. ch2=chch3.

Câu 26.  Trùng hợp hydrocarbon nào sau đây tạo ra polymer dùng để sản xuất cao su buna?

A. Penta-1,3-diene

B. Buta-1,3-diene.

C. 2-methylbuta-1,3-diene

D. But-2-ene.

Câu 27.  Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ nitron.

B. Tơ acetate

C. Tơ visco

D. Tơ nylon-6,6.

Câu 28.  Trong các chất sau: ethane, propene, benzene, glycine, styrene. Chất nào cho được phản ứng trùng hợp để tạo ra được polymer ?

A. styrene, propene

B. propene, benzene.

C. propene, benzene, glycine, styrene

D. glycine.

Câu 29.  Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2.

Câu 30.  Cho các chất sau: caprolactam, phenol, styrene, toluene, methyl methacrylate, isoprene. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6.

Câu 31.  Polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là

A. poly (ethylene-terephtalate).

B. polyethylene.

C. poly (vinyl chloride)

D. polyacrylonitrile.

Câu 32.  Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là ?

A. polyethylene

B. nylon-6,6.

C. poly (methyl methacrylate)

D. poly (vinyl chloride).

Câu 33.  Trong các polymer sau: (1) poly (methyl methacrylate); (2) polistiren ; (3) nylon-7; (4) poly(ethylene-terephtalate); (5) nylon-6,6; (6) poly (vinyl acetate), các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. (3), (4), (5)

B. (1), (3), (5)

C. (1), (3), (6)

D. (1), (2), (3).

Câu 34.  Dãy các polymer được điều chế bằng cách trùng ngưng là

A. polybutadiene, tơ acetate, nylon-6,6

B. nylon -6,6, tơ acetate, tơ nitron.

C. nylon-6, nylon-7, nylon-6,6

D. nylon-6,6, polibutadiene, tơ nitron.

Câu 35.  Cho các chất sau:

(1) CH3CH(NH2)COOH

(2) CH2=CH2

(3) HOCH2COOH

(4) HCHO và C6H5OH

(5) HOCH2CH2OH và p-C6H4(COOH)2

(6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH

Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. (1), (3), (4), (5), (6)

B. (1), (6).

C. (1), (3), (5), (6)

D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học