Các dạng bài tập Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)
Tài liệu Các dạng bài tập Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Dạng 1: Bài toán amine tác dụng với acid
Lý thuyết và phương pháp giải
PƯ: R(NH2)a + aHCl → R(NH3Cl)a
- BTKL: mamine + mHCl = mmuối
|
CH5N |
C2H7N |
C3H9N |
C4H11N |
Phân tử khối (M) |
31 |
45 |
59 |
73 |
Số đồng phân |
1 |
2 |
4 |
8 |
* Ví dụ minh họa
Câu 1. (QG.18 - 201): Cho 15 gam hỗn hợp hai amine đơn chức tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 329.
B. 320.
C. 480.
D. 720.
Câu 2. (C.08): Cho 5,9 gam amine đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 3. (QG.19 - 203). Cho 4,5 gam amine X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng với HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X
A. 9.
B. 5.
C. 7.
D. 11.
Câu 4. (B.10): Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amine (bậc một, mạch carbon không phân nhánh) bằng acid HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amine có công thức là
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.
B. CH3CH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2NH2.
D. H2NCH2CH2CH2NH2.
Câu 5. (201 – Q.17). Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amine (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amine là
A. C3H9N và C4H11N.
B. C3H7N và C4H9N.
C. CH5N và C2H7N.
D. C2H7N và C3H9N.
Câu 6. Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amine đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amine lần lượt là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. CH3NH2 và C3H5NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2
D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 7. (B.13): Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amine đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amine có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,58 gam.
B. 0,31 gam.
C. 0,45 gam.
D. 0,38 gam.
Câu 8. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amine no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amine trên được trộn theo tỉ lệ mol 1: 10: 5 theo thứ tự phân tử khối tăng dần thì CTPT của 3 amine là
A. C2H7N ; C3H9N ; C4H11N.
B. C3H9N ; C4H11N ; C5H13N.
C. C3H7N ; C4H9N ; C5H11N.
D. CH5N ; C2H7N ; C3H9N.
* Bài tập tự luyện
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 9. Cho 0,1 mol aniline (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với acid HCl. Khối lượng muối phenyl amoniclorua ( C6H5NH3Cl) thu được là
A. 25,900 gam.
B. 6,475 gam.
C. 19,425 gam.
D. 12,950 gam.
Câu 10. (MH1.2017): Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm methylamine, dimethylamine phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,425.
B. 4,725.
C. 2,550.
D. 3,825.
Câu 11. (202 – Q.17). Cho 30 gam hỗn hợp hai amine đơn chức tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160.
B. 720.
C. 329.
D. 320.
Câu 12. (QG.18 - 204): Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amine đơn chức tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 300.
B. 450.
C. 400.
D. 250.
Câu 13. (C.12): Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amine no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 320
B. 50.
C. 200.
D. 100.
Câu 14. (A.09): Cho 10 gam amine đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4.
B. 8.
C. 5.
D. 7.
Câu 15. (QG.19 - 204). Cho 5,9 gam amine X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 7.
B. 11.
C. 5.
D. 9.
Câu 16. (C.07): Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amine đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100mL dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N.
B. C2H7N.
C. CH5N.
D. C3H7N.
Câu 17. (C.10): Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amine no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amine trong hỗn hợp X là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2
B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. CH3NH2 và (CH3)3N.
D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 18. X và Y là 2 amine đơn chức, mạch hở lần lượt có % khối lượng của nitrogen là 31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy tạo ra thu được 44,16 gam muối. Giá trị m là:
A. 26,64.
B. 25,5.
C. 30,15.
D. 10,18.
2. Trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 19. Cho 30 gam hỗn hợp X gồm methylamine, ethylamine, dimethylamine phản ứng vừa đủ với 0,8 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 20. Cho 25 gam hỗn hợp hai amine đơn chức tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 2 M, thu được dung dịch chứa 54,2 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V bằng bao nhiêu?
Câu 21. Cho 11,8 gam amine đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 19,1 gam muối khan. Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X?
Câu 22. Cho 9 gam alkylamine X tác dụng với HCl dư, thu được 16,3 gam muối. Phân tử X có chứa bao nhiêu nguyên tử hydrogen?
Câu 23. Để phản ứng vừa đủ với 1,24 gam amine X (no, đơn chức, mạch hở) cần 400 mL dung dịch HCl 0,1 M. Số nguyên tử H trong X là bao nhiêu?
Câu 24. Cho 27,45 gam hỗn hợp X gồm amine đơn chức, no, mạch hở Y và aniline tác dụng vừa đủ với dung dịch 350 mL dung dịch HCl 1M. Cũng lượng hỗn hợp X như trên khi cho phản ứng với nước bromine dư, thu được 66 gam kết tủa. Số nguyên tử carbon trong Y bằng bao nhiêu?
Dạng 2: Bài toán về tính lưỡng tính của amino acid
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- PƯ: (NH2)aR(COOH)b + aHCl → (NH3Cl)aR(COOH)b ⇒ Số nhóm NH2 =
BTKL: ma.a + macid = mmuối
- PƯ: (NH2)aR(COOH)b + bNaOH →(NH2)aR(COONa)b + bH2O ⇒ Số nhóm COOH =
BTKL: ma.a + mNaOH = mmuối +
- Phân tử khối: Gly = 75, Ala = 89, Val = 117, Lys = 146, Glu = 147.
* Ví dụ minh họa
Câu 1. Cho 7,50 gam H2N – CH2 – COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 14,80.
B. 12,15.
C. 11,15.
D. 22,30.
Câu 2. (QG.18 – 202): Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glycine và alanine phản ứng vừa đủ với 400 mL dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 40,6.
B. 40,2.
C. 42,5.
D. 48,6.
Câu 3. (C.11): Amino acid X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hydrocarbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
A. glycine.
B. valine.
C. alanine.
D. phenylalanine.
Câu 4. (QG.19 – 201). Cho 7,5 gam amino acid X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 7.
B. 9.
C. 11.
D. 5.
Câu 5. (Q.15): Amino acid X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]3-COOH.
B. H2N-[CH2]2-COOH.
C. H2N-[CH2]4-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 6. (C.08): Trong phân tử aminoacid X có một nhóm amino và một nhóm carboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH
B. H2NCH2COOH.
C. H2NC2H4COOH
D. H2NC4H8COOH.
Câu 7. (A.14): Cho 0,02 mol α-amino acid X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
A. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH.
B. CH3CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH
D. H2N-CH2CH(NH2)-COOH.
Câu 8. (A.09): Cho 1 mol amino acid X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino acid X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A. C5H9O4N.
B. C4H10O2N2
C. C5H11O2N.
D. C4H8O4N2.
Câu 9. (202 – Q.17). Cho m gam hỗn hợp X gồm glutamic acid và valine tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 39,60
B. 32,25
C. 26,40
D. 33,75.
* Bài tập tự luyện
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 10. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V mL dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 100
B. 200
C. 50
D. 150
Câu 11. Để phản ứng hết với m gam glycine (H2NCH2COOH) cần vừa đủ 100 mL dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 7,50.
B. 15,00.
C. 11,25.
D. 3,75.
Câu 12. (QG.2016): Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là:
A. 28,25
B. 18,75
C. 21,75
D. 37,50
Câu 13. [QG.20 - 201] Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,94
B. 2,26
C. 1,96.
D. 2,28.
Câu 14. [QG.20 - 202] Cho 0,75 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,14
B. 0,97
C. 1,13
D. 0,98.
Câu 15. [QG.20 - 203] Cho 2,25 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,91
B. 3,39
C. 2,85
D. 3,42.
Câu 16. [QG.20 - 204] Cho 3 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,88
B. 4,56.
C. 4,52.
D. 3,92.
Câu 17. [QG.21 - 201] Cho 3,0 gam glycine tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,23.
B. 3,73
C. 4,46.
D. 5,19.
Câu 18. [QG.21 - 202] Cho 10,68 gam alanine tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 12,88
B. 13,32.
C. 11,10.
D. 16,65.
Câu 19. [QG.21 - 203] Cho 4,5 gam glycine tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,66
B. 5,55.
C. 4,85.
D. 5,82.
Câu 20. [QG.21 - 204] Cho 7,12 gam alanine tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 12,55.
B. 10,59.
C. 8,92.
D. 10,04.
Câu 21. (QG.18 - 203): Cho m gam hỗn hợp gồm glycine và alanine tác dụng vừa đủ với 250 mL dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 20,60.
B. 20,85
C. 25,80.
D. 22,45.
Câu 22. (A.07): α-aminoacid X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với acid HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 23. (QG.19 - 202). Cho 8,9 gam amino acid X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 7.
B. 11
C. 5.
D. 9.
Câu 24. Cho 3,75 gam amino acid X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N – CH(CH3) – COOH
B. H2N – CH2 – CH2 – COOH.
C. H2N – CH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. H2N – CH2 – COOH.
Câu 25. (A.13): Cho 100 mL dung dịch amino acid X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 mL dung dịch NaOH 0,5M; thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. NH2C3H6COOH
B. NH2C3H5(COOH)2.
C. (NH2)2C4H7COOH
D. NH2C2H4COOH.
Câu 26. (B.14): Amino acid X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 6
B. 8
C. 7.
D. 9.
................................
................................
................................
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều