Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Tài liệu Xác định Polymer lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Câu 1. Mỗi loại nhựa đều được biểu thị bằng các chữ cái hoặc con số, thường nằm giữa hình tam giác và các mũi tên và có thể tìm thấy trên vỏ hoặc dưới đáy các sản phẩm nhựa như hình vẽ bên:

Các kí hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau. Trong đó nhựa số 2, 4, 5 được các chuyên gia thường khuyên lựa chọn bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả các loại nhựa. Biết rằng nhựa số 2 (HDPE) và nhựa số 4 (LDPE) đều có thành phần chính là polietilen (PE), còn nhựa số 5 (PP) là polipropilen (PP).

Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

a. Viết phương trình trùng hợp điều chế PE và PP từ các monome tương ứng là CH2=CH2 và CH2=CH – CH3.

b. Một đoạn mạch polymer X có M = 4200 amu và số mắt xích là 150. Xác định công thức và tên gọi của X?

Câu 2. Saran (thành phần chính poly(vinylidene chloride)) là chất dẻo cách nhiệt tốt và có tính thấm rất thấp đối với hơi nước, phân tử hương liệu và oxygen nên được làm vật liệu sản xuất màng bọc thực phẩm. Saran được điều chế bằng phản ứng trùng hợp 1,1-dichloroethylene. Hãy cho biết công thức cấu tạo của poly(vinylidene chloride).

Câu 3. Nomex là polymer chịu nhiệt rất tốt. Loại polymer này thường được dùng để sản xuất quần áo bảo hộ công nghiệp và các trang thiết bị cho lính cứu hoả. Nomex có thể điều chế từ acid và amine dưới đây:

Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Hãy vẽ công thức cấu tạo của nomex.

Câu 4. Lactomer là polyester được sử dụng phổ biến để chế tạo vật liệu phẫu thuật tự tiêu huỷ. Lactomeh bị thuỷ phân chậm trong khoảng hai tuần thành lactic acid (CH3CH(OH)COOH) và glycolic acid (HOOC-CH2-OH). Hãy cho biết công thức cấu tạo của Lactomer.

Câu 5. Sản phẩm tơ Sorona được điều chế từ poly(trimethylene terephthalate). Tơ này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt, đặc biệt để sản xuất các loại đồ bơi. Poly(trimethylene terephthalate) được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng của terephthalic acid và propane-1,3-diol. Hãy cho biết công thức cấu tạo của poly(trimethylene terephthalate). Loại tơ này có bền trong môi trường kiềm hay không? Giải thích.

Câu 6. Polymer X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là

A. –CH2–CHCl–

B. –CH=CCl–

C. –CCl=CCl–

D. –CHCl–CHCl–.

Câu 7. Polime X có hệ số trùng hợp là 1500 và phân tử khối là 42000. Công thức một mắt xích của X là

A. –CH2–CHCl–

B. –CH2–CH2

C. –CCl=CCl–

D. –CHCl–CHCl–.

Câu 8. Đun hỗn hợp gồm acrylonitrile và alkadiene liên hợp X (tỉ lệ mol 1:1) thu được polymer Y. Trong Y có 78,505% khối lượng carbon. Công thức của Y là

A. –[–CH2–C(CH3)=CH–CH2–CH2–CH(CN)–]n

B. –[–CH2–CH=CH–CH2–CH2–CH(CN)–]n

C. –[–CH2–C(CH3)=C(CH3)–CH2–CH2–CH(CN)–]n

D. –[–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(CN)–]n

Câu 9. Đun polymer X với Br2/Fe thấy sinh ra một chất khí không màu có thể làm kết tủa dung dịch AgNO3. Nếu đun khan X sẽ thu được một chất lỏng Y (dY/kk = 3,586). Y không những tác dụng với Br2/Fe mà còn tác dụng được với nước Br2. Công thức cấu tạo của Y là

A. C6H5–CH3

 B. C6H5–CH=CH2

C. C6H5–C≡CH

D. C6H11–CH=CH2.

Câu 10. Polymer X chứa 38,4% carbon; 56,8% chlorine và 4,8% hydrogen về khối lượng.

a. Viết công thức cấu tạo một mắt xích của X và gọi tên X. Nêu ứng dụng của X trong thực tiễn.

b. Chlorine hóa X thu được polymer Y và hợp chất Z. Biết Y có chứa 66,77% chlorine về khối lượng. Viết công thức cấu tạo hai mắt xích liền kề của polime Y.

Câu 11. Da nhân tạo là tên gọi chung của nhiều loại da tổng hợp như giả da simili, da PVC, da PU, da công nghiệp (da vi sợi microfiber) cao cấp. Da PVC là dòng da có giá thành rẻ nhất trong các dòng da nhân tạo. Chúng được tạo thành bằng việc phủ nhựa PVC lên các mảnh vải dệt bằng sợi polyester. Vì thế chúng có cấu trúc khá lỏng lẻo và mỏng manh kéo theo độ bền thấp. Sử dụng 1 thời gian lớp nhựa pvc này bị bong tróc chỉ còn lại lớp cốt bằng vải sợi polyester bên trong trông khá mắt thẩm mỹ.

Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:

CH4C2H2C2H3ClPVC

a. Viết các phương trình trong chuỗi điều chế PVC.

b. Nếu cho hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% methane) ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng là bao nhiêu?

c. Chlorinated polyvinyl chloride (CPVC) là một loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất bằng cách clo hóa nhựa poly(vinyl chloride). CPVC dẻo hơn đáng kể so với PVC, và cũng có thể chịu được nhiệt độ cao hơn. Sử dụng bao gồm đường ống phân phối nước nóng và lạnh và xử lý chất lỏng công nghiệp. Nếu thực hiện chlorine hoá PVC thì thu được CPVC theo phương trình như sau:

Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Cho biết trong CPVC có chứa 66,77% chlorine về khối lượng, trung bình 1 phân tử chlorine phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Tìm giá trị k.

d. Cũng dựa vào phương trình điều chế CPVC ở trên nếu trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị chlorine hoá. Hãy tính % khối lượng chlorine trong CPVC đã cho.

Câu 12. Một loại polymer rất bền với nhiệt và acid, được tráng lên "chảo chống dính" là polymer có tên gọi nào sau đây?

A. Plexiglas – poly(methyl methacrylate)

B. Poly(phenol – formaldehyde) (PPF).

C. Teflon – poly(tetrafloroethylenr)

D. Poly(vinyl chloride) (nhựa PVC).

Câu 13. LDPE là một chất dẻo dễ tạo màng, có tính dai bền nên được sử dụng làm túi nylon, màng bọc, bao gói thực phẩm. Trên các bao bì làm từ LDPE thường được in kí kiệu như hình dưới đây:

Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

LDPE được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

A. CH2=CH2

B. CH2=CHCI

C. CH2=CHCH3

D. CH3CH=CH2.

Câu 14. Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dừng một lần.. thường được in kí kiệu như hình dưới đây:

Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Polymer dùng lảm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

A. CH2=CH2

B. CH2=CHCl

C. CH2=CHCH3

D. C6H5CH=CH2.

Câu 15. Polypropylene (PP) là chất dẻo thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế, đồ gia dụng,.. Vật liệu được chế tạo từ PP thường có kí hiệu như hình bên,

Xác định Polymer lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

PP được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

A. CH2=CH2

B. CH2=CHCN

C. CH3CH=CH2

D. C6H5OH và HCHO.

Câu 16. Polystyrene (PS) là chất nhiệt dẻo thường được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như li, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về tại các cửa hàng. Ở khoảng trên 80 °C, PS bị biến đổi trở nên mềm, dính. Do vậy, nên tránh hâm nóng thực phẩm chứa trong các loại hộp này. Monomer được dùng để điều chế PS là

A. C6H5CH=CH2

 B. CH2=CH-CH=CH2

C. CH2=CH2

D. CH2=CHCH3.

Câu 17. Polymer nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo ?

A. polyacrylonitrile

B. polistiyrene.

C. poly(methyl methacrylate)

D. poliethylene.

Câu 18. Teflon là tên của một polymer được dùng làm vật liệu nào sau đây ?

A. chất dẻo

B. tơ tổng hợp

C. cao su tổng hợp

D. keo dán.

Câu 19. Dãy nào sau đây gồm các polymer dùng làm chất dẻo ?

A. polyethylene; poly(vinyl chloride) ; poly (methyl methacrylate).

B. nylon-6; cellulose triacetate ; poly(phenolformaldehyde).

C. polybuta-1,3-diene; poli(vinyl chloride) ; poly (methyl methacrylate).

D. polystyren; nylon -6,6; polyethylene.

Câu 20. Trong các polymer sau có bao nhiêu chất là thành phần chính của chất dẻo: thuỷ tinh hữu cơ, nylon-6,6, cao su Buna, PVC, tơ capron, nhựa phenolformaldehyde, PE ?

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 21. Cao su buna-S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna-S?

A. CH2-CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2

B. CH2=CHCH=CH2 và sulfur.

C. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl

D. CH2=CHCH=CH2 và CH2-CHCN.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các polymer nhiệt dẻo đều có thể tái chế do chúng không bị nóng chảy mà bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

B. Các polymer có mạch không phân nhánh đều có thể dùng làm tơ.

C. Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng lưới không gian.

D. Vật liệu nền đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

Câu 23. Tính chất đặc trưng của cao su là

A. tính đàn hồi

B. tính dẻo.

C. dễ kéo thành sợi mảnh

D. dễ tan trong nước.

Câu 24. Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su isoprene?

A. CH2=CH-CH=CH2

B. CH2=CCl-CH=CH2

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2

D. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2.

Câu 25. Polymer nào sau đây không thuộc loại cao su ?

A. Poly(methyl methacrylate)

B. Poly chloroprene.

C. Polyisoprene

D. Polybuta-1,3-diene.

Câu 26. Cao su buna-N (hay còn gọi là cao su nitrile, có kí hiệu là NBR) là loại cao su tổng hợp có khả năng chịu dầu mỡ tốt nên được dùng làm ống dẫn nhiên liệu, gioăng phớt làm kín trong các máy móc. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna-N?

A. CH2-CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2

B. CH2-C(CH3)CH-CH2 và CH2=CHCN.

C. CH2=CHCH=CH2 và N2

D. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hoá cao su?

A. Làm cao su dễ ãn khuôn.

B. Giảm giá thành cao su.

C. Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.

D. Tạo loại cao su nhẹ hơn.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Polypropylene là một polymer có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Cao su sau khi lưu hoá có các tính chất lí, hoá nổi trội hơn cao su ban đầu.

C. Tơ nylon-6,6 kém bền trong môi trường kiềm mạnh.

D. Nhựa polymer thường được làm vật liệu nền trong composite.

Câu 29. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo ?

A. Tơ nylon

B. Tơ acetate

C. Tơ capron

D. Tơ tằm.

Câu 30. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

A. Bông

B. Tơ Nylon-6

C. Tơ tằm

D. Tơ Visco

Câu 31. Các polymer thuộc loại tơ nhân tạo là

A. tơ visco và tơ cellulose acetate

B. tơ tằm và tơ vinilon.

C. tơ visco và tơ nylon-6,6

D. tơ nylon-6,6 và tơ capron.

Câu 32. Trong số các loại tơ sau: Tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nylon-6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ enang. Số chất thuộc loại tơ nhân tạo là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4.

Câu 33. Trong số các polymer sau đây: tơ tằm, sợi bông, len lông cừu, tơ visco, tơ nylon-6., tơ acetate, tơ nitron, thì những polymer có nguồn gốc từ cellulose là

A. tơ tằm, sợi bông, tơ nitron.

B. sợi bông, tơ visco, tơ acetate.

C. sợi bông, tơ visco, tơ nylon-6

D. tơ visco, tơ nylon-6, tơ acetate

Câu 34. Trong các polymer: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nylon-6, tơ nitron, những polymer có nguồn gốc từ cellulose là

A. tơ visco và tơ nylon-6

B. sợi bông và tơ visco.

C. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron

D. sợi bông, tơ visco và tơ nylon-6.

Câu 35. Cho các polymer sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nylon-6,6; (7) tơ acetate. Loại tơ có nguồn gốc cellulose là

A. (2), (3), (5), (7)

B. (5), (6), (7).

C. (1), (2), (6)

D. (2), (3), (6).

Câu 36. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp ?

A. Trùng ngưng ε-aminocaproic acid.

B. Trùng ngưng hexamethylenediamine với adipic acid.

C. Trùng hợp methyl methacrylate.

D. Trùng hợp vinyl cyanide

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học