15 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về polymer chọn lọc, có đáp án



Với 15 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về polymer có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về polymer

15 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về polymer chọn lọc, có đáp án

Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài 1: Những polymer nào sau đây có khả năng lưu hóa?

    A. Cao su buna – S

    B. Cao su buna

    C. Poliisoprene

    D. Cả A, B và C đều đúng.

Bài 2: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?

    A. CH2=C(CH3)CH=CH2

    B. CH3 – C(CH3)=C=CH2

    C. CH3 – CH2 – C ≡ CH

    D. CH3 – CH = CH – CH3

Bài 3: poly (vinyl ancol) (PVA) là polymer được điều chế thông qua phản ứng trùng hợp của monome nào sau đây?

    A. CH2=CH – COOCH3

    B. CH2=CHCl

    C. CH2=CH – COOC2H5

    D. CH2=CH – OCOCH3

Bài 4: Cho các polymer sau:

    a) Tơ tằm         b) Sợi bông         c) Len         d) Tơ enang

    e) Tơ visco         f) Tơ nylon – 6,6         g) Tơ axetat

    Những loại polymer có nguồn gốc Cellulose là:

    A. b, e, g

    B. a, b, c

    C. d, f, g

    D. a, f, g

Bài 5: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét?

    A. Tơ capron

    B. Tơ nylon – 6,6

    C. Tơ lapsan

    D. Tơ enang

Bài 6: Hợp chất nào sau đây không dùng để tổng hợp caosu?

    A. Butan

    B. isoprene

    C. divinyl

    D. Clopren

Bài 7: Cao su buna được sản xuất bằng phản ứng trùng hợp hợp chất nào sau đây?

    A. CH2=CH – CH=CH2 và có mặt P

    B. CH2=CH – CH=CH2 và có mặt S

    C. CH2=CH – C(CH3)=CH2 và có mặt Na

    D. CH2=CH – CH=CH2 và có mặt Na

Bài 8: Công thức cấu tạo của tơ nylon – 6,6 là:

    A. [ - NH – (CH2)4 – NH – CO – (CH2)4 – CO - ]n

    B. [ - NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)4 – CO - ]n

    C. [ - NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)6 – CO - ]n

    D. [ - NH – (CH2)4 – NH – CO – (CH2)6 – CO - ]n

Bài 9: Điều kiện để một monome tham gia phản ứng trùng hợp là:

    A. Có sự liên hợp các liên kết đôi

    B. Có liên kết đôi

    C. Có từ hai nhóm chức trở lên

    D. Có hai nhóm chức đầu mạch phản ứng được với nhau

Bài 10: polymer có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là :

    A. PE.         B. Amilopectin.         C. PVC.         D. Nhựa bakelit.

Bài 11: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau ?

    A. Đepolymer hoá.

    B. Tác dụng với Cl2/ánh sáng.

    C. Tác dụng với NaOH (dung dịch).

    D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột sắt.

Bài 12: Một mắt xích của teflon có cấu tạo là :

    A. –CH2–CH2– .         B. –CCl2–CCl2–.

    C. –CF2–CF2–.         D. –CBr2–CBr2–.

Bài 13: Một polymer Y có cấu tạo như sau :

        ... –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– ...

    Công thức một mắt xích của polymer Y là :

    A. –CH2–CH2–CH2– .

    B. –CH2–CH2–CH2–CH2– .

    C. –CH2– .

    D. –CH2–CH2– .

Bài 14: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là :

    A. CH2=C(CH¬3)–CH=CH2, C6H5–CH=CH2.

    B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5–CH=CH2.

    C. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

    D. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

Bài 15: Đồng trùng hợp divinyl và styrene thu được cao su Buna-S có công thức cấu tạo là :

A. (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

B. (–C2H–CH–CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

C. (–CH2–CH–CH=CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

D. (–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

1 - D 2 - A 3 - D 4 - B 5 - D
6 - A 7 - D 8 - B 9 - B 10 - D
11 - C 12 - C 13 - D 14 - B 15 - A

Bài 2:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài 3:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:


polymer-va-vat-lieu-polime.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học