Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải

Với Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 12.

                                Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1) amino acid đơn giản nhất dạng : H2N-R-COOH

+ Với bazơ NaOH

H2N - R - COOH + NaOH → H2N - R - COONa + H2O

R + 61                                    R + 83 

Ta có:

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

+ Với axit HCl

H2N - R - COOH + HCL → CLH3N - R - COONH

R + 61                                 R + 97,5 

Ta có:

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

2) amino acid phức tạp : (H2N)a R (COOH)b

+ Tác dụng với HCl

(H2N)aR(COOH)+ aHCL → (CLH3N)R(COOH)b

Số nhóm chức bazơ – NH2 = Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

+ Tác dụng với NaOH

(H2N)aR(COOH)+ bNaOH → (H2N)R(COONa)+ bH2

Số nhóm chức axit -COOH = Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

II. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho 0,1 mol H2N-R-COOH phản ứng hết với dung dịch HCl tạo 11,15 gam muối. Tên của amino acid là

A. Glycine

B. alanine

C. Phenyl alanine

D. α-aminoglutaric acid

Hướng dẫn

nHCL = naa = 0,1mol

maa = m- mHCL = 11,15 - 0,1.36,5 = 7,5 gam

=>Maa = Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải

=> M = 16 + R + 45 = 75

=> R = 14(-CH2-) 

Vậy công thức của amino acid là H2N-CH2-COOH (glycine)

Đáp án A

Câu 2: X là một amino acid no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Tỷ lệ % khối lượng cacbon trong X là?

A. 40,45%.

B. 26,96%.

C. 53,93%.

D. 37,28%.

Hướng dẫn giải

mm = maa + mHCL = maa + 36,5nHCL

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

=> NH2C2H4COOH

Phần trăm khối lượng cacbon = 40,45%.

→ Đáp án A

Câu 3: Cho 13,23 gam α-aminoglutaric acid phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 31,31.

B. 28,89.

C. 17,19.

D. 29,69.

Hướng dẫn giải

α-aminoglutaric acid có dạng: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH

⇒ nα-aminoglutaric acid = 0,09 mol

Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol

⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol

⇒ Chất rắn khan gồm:

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

⇒ m = 29,69 g

→ Đáp án D

Câu 4: Cho 0,01 mol amino acid X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức của X là:

A. (NH2)2C3H5COOH.

B. H2N-C2H4-COOH.

C. H2N-C3H6-COOH.

D. H2NC3H5(COOH)2.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức tổng quát của amino acid là : (H2N)a R (COOH)b

0,01 mol X + 0,01 mol HCl → 1,835 g muối.

0,01 mol X + 0,02 mol NaOH → muối.

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

=> 183,5 = 50,5.a + 45.b + R

=> R = 43 (-C3H5-)

⇒Công thức là: H2NC3H5(COOH)2 .

→ Đáp án D

                                                 Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH

A. methylamine                   

B. Trimethylamine               

C. α-aminoglutaric acid               

D. aniline

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

α-aminoglutaric acid vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.

HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH + HCl → HOOC(CH2)2CH(NH3Cl)COOH

HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH + 2NaOH → NaOOC(CH2)2CH(NH2)COONa + 2H2O

Câu 2: Cho 0,01 mol amino acid A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch được 1,835g muối. Khối lượng phân tử của A là?

A. 97                                                          B. 120                         

C. 147                                                        D. 157

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

0,01 mol amino acid A tác dụng với 0,01 mol HCl

⇒ amino acid A có dạng H2N-R-(COOH)a

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

Câu 3:  Cho 29,4 gam α-aminoglutaric acid tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

A. 44,0 gam                                                          B. 36,7 gam               

C. 36,5 gam                                                          D. 43,6 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Có  Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải

Câu 4: Cho 0,11 mol glycine tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,65.                                                              B. 14,19.                   

C. 12,21.                                                              D. 10,67.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Có m = (75 + 23 - 1).0,11 = 10,67 gam

Câu 5:  Cho m gam α-aminoglutaric acid (HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là

A. 44,10.                                                              B. 21,90.                   

C. 22,05.                                                              D. 43,80.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nKOH = 0,3mol

=> naxit = 0,15mol

=> maxit = 0,15.146 = 21,9 gam  

Câu 6: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2 : VH2O bằng

A. 5/8.                                                                  B. 8/13.                     

C. 11/17.                                                              D. 26/41.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Amin no, đơn chức, mạch hở ⇒ có dạng CnH2n+3N.

13,35(g) X + ? HCl → 22,475(g) muối 

⇒ Bảo toàn khối lượng:

nHCl = (22,475 - 13,35) ÷ 36,5 = 0,25 mol ⇒ MX = 53,4

⇒ n = 2,6 ⇒ Công thức chung của X: C2,6H8,2N.

VCO2 : VH2O = 2,6 ÷ 4,1 = 26 ÷ 41 ⇒ chọn D.

Câu 7: Cho m gam aminoacetic acid tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 19,4 gam.                                                         B. 11,7 gam.              

C. 31,1 gam.                                                         D. 26,7 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Quy quá trình về: Gly + 0,2 mol HCl + NaOH vừa đủ.

nNaOH = 160 × 0,1 ÷ 40 = 0,4 mol ⇒ nGly = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol.

► Rắn khan gồm 0,2 mol Gly-Na và 0,2 mol NaCl.

mrắn = 0,2 × 97 + 0,2 × 58,5 = 31,1(g) ⇒ chọn C.   

Câu 8: Cho 3,75 gam amino acid X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là

     A. H2N-(CH2)3-COOH.                                    B. H2N-(CH2)2-COOH.

     C. H2N-CH2-COOH.                                        D. H2N-CH(CH3)-COOH.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

Công thức của X là H2NCH2COOH.

Câu 9: Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (α-aminoglutaric acid) và (H2N)2C5H9COOH (Lysin) vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong X là:

A. 0,1                                                                   B. 0,05                      

C. 0,75                                                                 D. 0,8

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Có nNaOH = 2nGlu + nLys + nHCL = 0,4 mol 

=> 2nGlu + nLys = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol 

Mà nGlu + nLys = 0,15 mol 

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

Câu 10: amino acid X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với HCl, thu được 10,04 gam muối. Công thức của X là

     A. H2N-C2H4-COOH.                                       B. H2N-C3H4-COOH.

     C. H2N-C3H6-COOH.                                       D. H2N-CH2-COOH.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Áp dụng tăng giảm khối lượng có: Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

=> Công thức của X là CH3CH(NH2)COOH.

Câu 11: Cho 0,01 mol một amino acid X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là

A. glycine.                                                              B. alanine.                   

C. α-aminoglutaric acid.                                                   D. lysin.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải => X có 1 chức -COOH.

1,5 g X + vừa đủ 0,02 mol KOH

TH1: Nếu X có 1 chức -NH2Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

=> Công thức của X là H2NCH2COOH (glycine).

TH2: Nếu X có 2 chức -NH2: Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

=> Không tìm được công thức phù hợp.

Câu 12: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (α-aminoglutaric acid) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,70.                                                   B. 0,50.                  

C. 0,65.                                                   D. 0,55.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Vì α-aminoglutaric acid có chứa 2 gốc COOH nên số mol COOH là 0,15.2=0.3(mol)

=> nNaOH = nCOOH + nHCL = 0,3 + 0,175.2 = 0,65 (mol)

Câu 13: Cho m gam hỗn hợp 2 amino acid (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

    A. 15,1 gam.          B. 16,1 gam.           C. 17,1 gam.           D. 18,1 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C.

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

Câu 14:  Hỗn hợp X gồm alanine và α-aminoglutaric acid. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là

A. 112,2                                                    B. 165,6                 

C. 123,8                                                    D. 171,0

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Gọi nAla = a mol; nglu = b mol

→ nNaOH =  a+2b mol; nHCl = a +b

Bảo toàn khối lượng ta có:

Bài tập về tính axit-bazơ của dung dịch axit và cách giải 

Câu 15: Dung dịch X chứa 0,01 mol H2NCH2COOH; 0,03 mol HCOOC6H5 và 0,02 mol CLH3N - CH2COOH. Để tác dụng hết với dung dịch X cần tối đa V ml dung dịch NaOH 0,5 mol đun nóng thu được dung dịch Y. Giá trị của V là

A. 220                                                       B. 200                     

C. 120                                                       D. 160 

Hướng dẫn giải:

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O

CLH3NCH2CHOOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCL + H2O

=> nNaOH = 0,01 + 0,03.2 + 0,03.2 = 0,11 mol

=> V = 0,11 : 0,5 = 0,22 lit = 220ml

Đáp án A

Xem thêm các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học