30 Bài tập saccharose nâng cao (có lời giải)
Với 30 Bài tập saccharose nâng cao có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập saccharose nâng cao
30 Bài tập saccharose nâng cao (có lời giải)
Bài giảng: Bài tập tổng hợp Cacbohidrat - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Bài 1: Tiến hành 2 thí nghiệm:
- Thủy phân hoàn toàn a mol saccharose trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x1 mol Ag.
- Thủy phân hoàn toàn a mol maltose trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x2 mol Ag.
Mối liên hệ giữa x1 và x2 là:
A. x1 = x2 B. x1 = 2x2
C. 2x1 = x2 D. 4x1 = x2
Lời giải:
Đáp án: A
TN1:
saccharose (a) → glucose + fructose → 4Ag (4a = x1 mol)
TN2:
maltose (a) → 2glucose → 4Ag (4a = x2 mol)
⇒ x1 = x2
Bài 2: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm maltose và saccharose có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 và hiệu suất thủy phân lần lượt là 80% và 75% thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 90,72 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 85,5 g B. 108 g
C. 75,24 g D. 88,92 g
Lời giải:
Đáp án: A
nAg = 0,84(mol).
Gọi nman = 3a (mol); nsac = 2a(mol)
Sau khi thực hiện phản ứng thủy phân ta có:
nman dư = 3a.(1-80%) = 0,6a mol;
nman pư = 3a.80% = 2,4a mol;
nsac dư = 2a.(1-75%) = 0,5a mol;
npư = 2a.75% = 1,5a mol
nAg = 2nman dư + 4(nman pư + nsac pư) = 16,8a = 0,84 mol
⇒ a = 0,05(mol)
Vậy m = mman + msac =85,5(g)
Bài 3: Đun nóng 34,2 gam maltose trong dung dịch axit sunfuric loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân maltose là
A. 75,0%. B. 69,27%.
C. 62,5%. D. 87,5%.
Lời giải:
Đáp án: A
nman = 0,1(mol); nAg = 0,35(mol)
Gọi hiệu suất phản ứng thủy phân là h
⇒ nman phản ứng = 0,1h(mol); nman dư = 0,1(1-h) (mol)
Ta có:
nAg = 4nman phản ứng + 2nman dư = 4.0,1h + 2.0,1(1-h) = 0,35 ⇒ h = 0,75 = 75%
Bài 4: Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucose và saccharose trong môi trường axit thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % khối lượng của glucose trong X là:
A. 24,35% B. 51,3%
C. 48,7% D. 12,17%
Lời giải:
Đáp án: B
nA = 0,08(mol).
Gọi nglu = x(mol); nsac = y(mol)
⇒ 180x + 342y = 7,02 (g) (1)
Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn nên ta có: nAg = 2nglu + 4nsac = 2x + 4y = 0,08(mol) (2)
(1) và (2)
Vây
Bài 5: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là:
A. 0,090 mol B. 0,095 mol
C. 0,12 mol D. 0,06 mol
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có nsac phản ứng = 0,015(mol);
nman phản ứng = 0,0075(mol); nman dư = 0,0025(mol)
nAg = 4nsac phản ứng + 4nman phản ứng + 2nman dư = 0,095(mol)
Bài 6: Thủy phân hoàn toàn một lượng maltose, sau đó cho toàn bộ lượng glucose thu được lên men thành ethyl alcohol thì thu được 100 ml ancol 46o. Khối lượng riêng của ancol là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là
A. 84,8 g. B. 42,4 g
C. 212 g. D. 169,6 g.
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: glucose -men ruou→ 2C2H5OH + 2CO2
Có nC2H5OH = = 0,8 mol
⇒ nCO2 = 0,8 mol
Cho CO2 vào dung dịch NaOH dư sẽ thu được muối Na2CO3
⇒ nNa2CO3 = 0,8 mol ⇒ mmuoi = 84,8(g)
Bài 7: Hỗn hợp A gồm glucose và maltose. Chia A làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.
- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 được 0,03 mol Ag.
Số mol của glucose và maltose trong A lần lượt là
A. 0,005 mol và 0,005 mol.
B. 0,0035 mol và 0,0035 mol.
C. 0,01 mol và 0,01 mol.
D. 0,0075 mol và 0,0025 mol.
Lời giải:
Đáp án: C
+ Phần 1: nglucose = 0,5x(mol); nmaltose = 0,5y(mol)
⇒ nAg = 2nglucose + 2nmaltose = x + y = 0, 02 (mol) (1)
+ Phần 2:
⇒ nAg = 2nglucose + 4nmaltose = x + 2y = 0, 03 (mol)(2)
Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,01 (mol); y = 0,01 (mol)
Bài 8: Hỗn hợp X gồm saccharose và maltose có tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 1:2. Thủy phân m gam X trong môi trường acid (hiệu suất phản ứng thủy phân đều đạt 60%), trung hòa dung dịch sau phản ứng sau đó thêm tiếp một lượng dư AgNO3 trong NH3 dư vào thì thu được 95,04 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 106,2 g B. 102,6 g
C. 82,56 g D. 61,56 g
Lời giải:
Đáp án: B
nAg = 0,88(mol).
Gọi nsac = a mol; nman = 2a mol
⇒ nsac phản ứng = 0,6a (mol); nman phản ứng = 0,6.2a (mol)
nman dư = 0,4.2a(mol)
⇒ nAg = 4(nsac phản ứng + nman phản ứng) + 2nman dư = 8,8a = 0,88(mol)
⇒ a = 0,l(mol)
Vậy m = msac + mman = 102,6(g)
Bài 9: Thủy phân một lượng maltose, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71,28 gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sobitol. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 38,88 g. B. 43,20 g.
C. 69,12 g. D. 34,56 g.
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: glucose + H2 → sobitol
nsobitol = 0,16(mol) => nglucose trong một phần = 0,16(mol)
⇒ nglu trong X = 0,32(mol) => mglu trong X = 57,6(g)
⇒ Trong X còn maltose dư
⇒ nman dư trong X = = 0,04 mol
Trong phần 2 ta có:
nglu = 0,16 mol; nman = 0,02 mol
Vậy nAg = 2nglu + 2nman = 0,36 mol
⇒ mAg = 38,88(g)
Bài 10: Thực hiện hai thí nghiệm:
- TN1: Cho m1 gam maltose phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a gam Ag.
- TN2: Thủy phân hoàn toàn m2 gam saccharose (môi trường axit, đun nóng) sau đó cho sản phẩm hữu cơ sinh ra phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư cũng thu được a gam Ag.
Mối liên hệ giữa m1 và m2 là:
A. m1 = 1,5m2 B. m1 = 2m2
C. m1 = 0,5m2 D. m1 = m2
Lời giải:
Đáp án: D
+ TN1: nAg = 2nman
+ TN2: nAg = 4nsac
Vì 2 trường hợp đều thu được a gam Ag
Bài 11: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol maltose trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h), sau đó trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với Ag2O dư trong NH3 thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa hiệu suất h với a và b là:
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có: maltose + H2O -H+, xt 2glucose
Với hiệu suất phản ứng là h, sau phản ứng ta thu được hỗn hợp gồm:
nglu = 2.a.h(mol); nmandu = a - ah (mol)
Ta thấy cả glucose và maltose đều tham gia phản ứng tráng bạc
⇒ nAg = b = 2nglu + 2nmandu = 2(2ah + a - ah) = 2(a + ah)
Vậy
Bài 12: Thủy phân một lượng saccharose, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp gồm các gluxit, rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với H2 dư (Ni,t° ) thu được 14,56 gam sobitol. Phần 2 hòa tan vừa đúng 6,86 gam Cu(OH)2 Ở nhiệt độ thường. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là:
A. 40% B. 80%
C. 50% D. 60%
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: saccharose + H2O -H+, xt→ glucose + fructose
Xét phần 1 có: glucose, fructose + H2 -Ni, xt→ sobitol
nsobitol = 0,08 ⇒ nglucose + nfructose = 0,08(mol)
⇒ nsaccharose bị thủy phân = 0,04(mol) (l)
Xét phần 2: ta thấy cả glucose, fructose và saccharose dư (nếu có) đều phản ứng với Cu(OH)2 Ở nhiệt độ thường với tỉ lệ 2:1 giống như ancol đa chức.
nCu(OH)2 = 0,07 mol ⇒ nglucose + nfructose + nsaccharosedu = 0,07.2 = 0,14 (2)
Từ (l)và(2) ⇒ Xét trong 1 phần ta có:
nsaccharose dư = 0,06(mol); nsaccharose ban đầu = 0,l(mol).
Bài 13: Thủy phân m gam hỗn hợp maltose và saccharose có số mol bằng nhau, trong môi trường axit (hiệu suất các phản ứng đều là 50%). Sau phản ứng thu được dung dịch X. Kiềm hóa dung dịch X rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam Ag. Mối quan hệ giữa a và m là
A. 3m = 3,8a B. 3m = a
C. 3m = 9,5a D. 3m = 4,75a
Lời giải:
Đáp án: A
Giả sử m(g) hỗn hợp ban đầu tương ứng với 1 mol maltose và 1 mol saccharose
⇒ m = 2.342 = 684(g) (l)
Xét phản ứng thủy phân:
saccharose + H2O -H+, xt→ glucose + fructose;
maltose + H2O -H+, xt→ 2glucozo
Với H = 50% ta có dung dịch X gồm 0,5 mol maltose dư, 0,5 mol saccharose dư và 2 mol monosaccarit.
Trong đó chỉ có saccharose không tham gia phản ứng tráng bạc.
⇒ nAg = 2nmaltosedu + 2nmonosaccarit = 1 + 4 = 5 mol
⇒ mAg = a = 540(g) (2)
Từ (1) và (2) ⇒ 3m = 3,8a
Bài 14: Cho 104,4 gam hỗn hợp X chứa glucose, fructose, saccharose, maltose có số mol bằng nhau vào dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 64,8 B. 43,2
C. 81,0 D. 86,4
Lời giải:
Đáp án: A
Các chất có số mol bằng nhau ⇒ Số mol mỗi chất = 0,1 mol
nAg = 2nglu + 2nFruc + 2nman = 0,6 mol
mAg = 0,6.108 = 64,8g
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa glucose, fructose, maltose, saccharose cần dùng vừa đủ 0,78 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 13,14 gam H2O. Giá trị của m là?
A. 20,6 B. 22,5
C. 24,8 D. 23,2
Lời giải:
Đáp án: B
Công thức chung của X là: Cn(H2O)m
Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
Ta thấy: nC = nCO2 = nO2 = 0,78 mol
mX = mC + mH2O = 0,78.12 + 13,14 = 22,5g
Bài 16: Thủy phân m gam saccharose trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa 17,64 gam Cu(OH)2. Giá trị của m gần nhất với
A. 76,95 B. 61,46
C. 49,24 D. 68,4
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có gọi mol saccharose ban đầu là x mol
H = 80% nên nsaccharose phản ứng = nglu = nfruc = 0.8x mol
Trung hòa bằng NaOH được Y. Y tác dụng với Cu(OH)2 với tỉ lệ 2:1
nCu(OH)2 = 0,18 mol ⇒ 0,8x + 0,8x + 0,2x = 0,18.2 ⇒ x = 0,2
Vậy m saccharose = 68,4 g
Bài 17: Cho 6,03 gam hỗn hợp saccharose và glucose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Số mol saccharose và glucose trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,01 và 0,02 B. 0,015 và 0,015
C. 0,01 và 0,01 D. 0,015 và 0,005
Lời giải:
Đáp án: D
Gọi nSac = x; nGlu = y mol
⇒ 342x + 180y = 6,03
nAg = 2nGlu = 0,01 ⇒ y = 0,005 mol
⇒ x = 0,015 mol
Bài 18: Hỗn hợp X gồm glucose và saccharose. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glucose trong X là
A. 48,70% B. 18,81%
C. 81,19% D. 51,28%
Lời giải:
Đáp án:
Gọi nGlu = x mol; nSac = y mol ⇒ 180x + 342y =7,02 (1)
saccharose → glucose + fructose → 4Ag
⇒ nAg = 2nGlu + 4nSac = 2x + 4y = 0,08 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,02 mol; y = 0,01 mol
Bài 19: Dung dịch X chứa m (g) hỗn hợp glucose và saccharose. X tráng gương thì thu được 0,02 mol Ag. Nếu đun nóng X trong H2SO4 loãng, trung hòa dung dịch rồi tráng gương thì thu được 0,06 mol Ag. Giá trị của m là
A. 5,22 B. 10,24
C. 3,60 D. 8,44
Lời giải:
Đáp án: A
X tráng gương: nAg = 2nGlu = 0,02 mol ⇒ nGlu = 0,01 mol
X thủy phân sau đó tráng gương: nAg = 2nGlu + 4nSac = 0,06 mol
⇒ nSac = 0,01 mol
⇒ m = mglu + mSac = 0,01.180 + 0,01.342 = 5,22g
Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn 48,96 gam hỗn hợp X gồm glucose và saccharose bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,28 mol hỗn hợp gồm CO2 và nước. Nếu cho 48,96 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được x gam Ag. Giá trị của x là :
A. 43,2 gam B. 34,56 gam
C. 25,92 gam D. 17,28 gam
Lời giải:
Đáp án: C
X gồm C6H12O6 (x mol) và C12H22O11 (y mol)
⇒ 180x + 342y = 48,96
Ta có: nCO2 = 6x + 12y (theo BTNT C) và nH2O = 6x + 11y (BTNT H)
⇒ nCO2 + nH2O = 12x + 23y = 3,28
⇒ x = 0,12 và y = 0,08
saccharose không tráng gương, chỉ có glucose có tráng gương
⇒ nAg = 2nGlu = 0,24 ⇒ mAg = 25,92 (g)
Bài 21: Hòa tan hoàn toàn 6,12 gam hỗn hợp glucose và saccharose vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccharose trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 3,42 gam B. 3,24 gam
C. 2,70 gam D. 2,16 gam
Lời giải:
Đáp án: A
nAg = 0,03 mol ⇒ nGlu = 0,015 mol
⇒ msac = 6,12 – 0,015.180 = 3,42g
Bài 22: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccharose trong môi trường axit, với hiệu suất 60% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 6,48g B. 2,592g
C. 0,648g D. 1,296g
Lời giải:
Đáp án: B
saccharose → glucose + fructose
nGlu = nFruc = 0,01.60% = 0,006 mol
nAg = 2nGlu + 2nFruc = 2(0,006 + 0,006) = 0,012 mol
⇒ mAg = 0,012.108 = 2,592g
Bài 23: Thực hiện hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho m1 gam fructose phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag.
Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccharose trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag. Biểu thức liên hệ giữa m1 và m2 là
A. 38m1 = 20m2. B. 19m1 = 15m2.
C. 38m1 = 15m2. D. 19m1 = 20m2.
Lời giải:
Đáp án: B
* Thí nghiệm 1: nfruc = 1/2. nAg = 0,5a (mol) ⇒ m1 = 0,5a.180 = 90a (gam)
* Thí nghiệm 2: n(glu+fruc) = 1/2. nAg = 0,5a ⇒ nglu = nfruc = nsaccharose pư = 0,25a (mol)
⇒ nsaccharose bđ = 0,25a : 75% = a/3 (mol) ⇒ m2 = a/3 .342 = 114a (gam)
⇒ 19m1 = 15m2
Bài 24: Một mẩu saccharose có lẫn một lượng nhỏ glucose. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đung nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 21,6.
C. 10,8. D. 64,8.
Lời giải:
Đáp án: A
* Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:
nBa(OH)2 = 0,6 mol
nBaCO3 = 0,3 mol
Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2
BTNT Ba: nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 – nBaCO3 = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol
BTNT C: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol
* Thủy phân chất rắn trong môi trường axit rồi cho sản phẩm tráng bạc:
BTNT C: nC6H12O6 = 1/6 nCO2 = 0,9:6 = 0,15 mol
⇒ nAg = 2nC6H12O6 = 0,3 mol
⇒ m = 0,3.108 = 32,4 gam
Bài 25: Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccharose được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư trong NaOH đun nóng sinh ra m gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của m là
A. 57,6 gam. B. 28,8 gam.
C. 32 gam. D. 64 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
saccharose (0,2) → glucose (0,2) + fructose (0,2 mol)
glucose(fructose) → Cu2O
⇒ nCu2O = (nglucose + nfructose) = 0,4 mol
⇒ m = 57,6g
Bài 26: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccharose trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y; sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,20. B. 21,60.
C. 46,07. D. 24,47.
Lời giải:
Đáp án: C
saccharose (0,1) → glucose (0,1) + fructose (0,1 mol)
Y + AgNO3 :
glucose → 2Ag
fructose → 2Ag
NaCl → AgCl
Kết tủa gồm : 0,4 mol Ag ; 0,02 mol AgCl
⇒ m = 46,07g
Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn 11,64 gam hỗn hợp X (glucose, fructose, methanal, acetic acid, methyl fomilat, saccaroz ơ, tinh bột) cần 8,96 lít O2 đktc. Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Lọc tách kết tủa, thấy khối lượng dung dịch thay đổi bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu
A. tăng 24,44 gam B. tăng 15,56 gam
C. giảm 15,56 gam D. Giảm 40,0 gam
Lời giải:
Đáp án: C
nO2 = 8,96: 22,4 = 0,4 mol
glucose và Fructo zơ: C6H12O6; methanal: CH2O; acetic acid: C2H4O; saccharose: C12H22O11; tinh bột (C6H10O5)n
⇒ CTTQ chung Cn(H2O)m
Bản chất đốt cháy các hợp chất này là quá trình đốt cháy cacbon
C + O2 → CO2
0,4 ← 0,4 → 0,4
CO2 (0,4) + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ (0,4 mol)
Từ CTTQ
⇒
Khối lượng dung dịch sau: Δ = mCO2 + mH2O – mCaCO3↓
= 0,4.44 + 0,38.18 – 0,4.100 = -15,56
Vậy khối lượng dung dịch sau giảm 15,56 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu
Bài 28: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm saccharose, amylose, Cellulose thu được (m+1,8) gam hỗn hợp Y gồm glucose và fructose. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, thu được 27 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 20,7. B. 18,0.
C. 22,5. D. 18,9.
Lời giải:
Đáp án: A
nAg = 0,25 mol
⇒ n(Glu+Fruc) = 1/2. nAg = 0,125 mol
⇒ m(Glu+Fruc) = 0,125.180 = 22,5 (g)
⇒ m = 22,5 - 1,8 = 20,7 (g)
Bài 29: Cho 34,2 gam mẫu saccharose có lẫn maltose phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccharose trên?
A. 1% B. 99%
C. 90% D. 10%
Lời giải:
Đáp án: B
Giả sử có x gam maltose ⇒ msaccharose = 34,2 - x (g)
nAg = 2nmaltose
⇒ x = 0,342 gam
⇒ Độ tinh khiết là
Bài 30: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccharose trong môi trường axit, với hiệu suất 60%, thu được dungdịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 6,48. B. 2,592.
C. 0,648. D. 1,296.
Lời giải:
Đáp án: B
nsaccharose pư = 0,01.60% = 0,006 mol
saccharose → glucose + saccharose → 4Ag
mAg = 0,006.4.108 = 2,592g
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập saccharose cơ bản có lời giải chi tiết
- Bài tập Tinh bột, Cellulose cơ bản có lời giải chi tiết
- Bài tập Tinh bột, Cellulose nâng cao có lời giải chi tiết
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều