30 Bài tập Peptit nâng cao (có lời giải)
Với 30 Bài tập Peptit nâng cao có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Peptit nâng cao
30 Bài tập Peptit nâng cao (có lời giải)
Bài giảng: Tổng hợp bài tập ester - lipid - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Bài 1: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanine và 56,25 gam glycine. X là:
A. dipeptide B. tripeptide
C. tetrapeptide D. Pentapeptit
Lời giải:
Đáp án: C
X có dạng aGly-bAla
[aGly-bAla] + (a+b-1)H2O -H+, to→ aH2NCH2COOH + bCH3CH(NH2)COOH
nH2NCH2COOH = 56,25 : 75 = 0,75 mol;
nCH3CH(NH2)COOH = 22,25 : 89 = 0,25 mol
Ta có a : b = 0,75 : 0,25 = 3 : 1 (*)
mH2O = mH2NCH2COOH + mCH3CH(NH2)COOH - mX = 22,25 + 56,25 - 65 = 13,5 gam
⇒ nH2O = 0,75 mol
Từ (*) và (**) ⇒ a = 3; b = 1
⇒ X là tetrapeptide
Bài 2: tripeptide M và tetrapeptide Q đều được tạo ra từ một amino acid X mạch hở, phân tử có một nhóm -NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam dipeptide và 3,75 gam X. Giá trị của
A. 8,389 B. 58,725
C. 5,580 D. 9,315
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi số mol của M và Q lần lượt là: a mol
amino acid X chứa 1 nhóm NH2, %N = 0,18667 ⇒ MX = 14 : 0,18667 = 75
⇒ X có cấu tạo H2N-CH2-COOH (gly)
Ta có
nGly-Gly-Gly = = 0,005 mol
nGly-Gly = = 0,035 mol,
nGly = = 0,05 mol
Bảo toàn nhóm gly ⇒ ngly = 3. 0,005 + 2. 0,035 + 0,05 = 0,135 mol
Luôn có nGly = 3a + 4a = 0,135 ⇒ a = 0,01928 mol
⇒ m = 0,01928. ( 75.3-2. 18) + 0,01928. (75.4 - 3.18) = 8,389 gam
Bài 3: Khi thủy phân hoàn toàn tripeptide X thu được hỗn hợp 3 amino acid là glycine, alanine và phenylalaninee. Khi thủy phân không hoàn toàn tripeptide X thu được 2 peptit Y và Z. Mẫu chứa 3,54 gam peptit Y phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 0,2M khi đun nóng và mẫu chứa 11,1 gam peptit Z phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M khi đun nóng. X có thể là
A. Ala-Gly-Phe B. Gly-Ala-Phe
C. Phe-Gly-Ala D. Ala-Phe-Gly
Lời giải:
Đáp án: D
Giả sử trong Y chưa a phân tử amino acid
Thử các giá trị n (bằng 1 và 2) thì chỉ a = 2 phù hợp: MY = 236 ⇒ Phe-Ala/Ala-Phe
Giả sử trong Z có b phân tử amino acid
Thử các giá trị của b thì có b=2 thỏa mãn: MZ = 222 ⇒ Phe-Gly/Gly-Phe
Từ 2 phân tích trên, ta đưa ra được kết luận A là Ala-Phe-Gly.
Bài 4: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là amino acid no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là:
A. 0,65. B. 0,67.
C. 0,69. D. 0,72.
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có A : B = 29 : 18 ⇒ tổng số mắt xích của T là bội số của (29 + 18)k = 47k ( với k là số nguyên dương)
Tổng số liên kết peptit là 16 ⇒ k đạt max khi Z chứa 15 mắt xích ( ứng với 14 liên kết peptit) , Y chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit), X chứa 2 mắt xích (( ứng với 1 liên kết peptit)
⇒ 47k ≤ 2.2 + 2. 3 + 4. 15 ⇒ k ≤ 1,48 ⇒ k = 1
Quy đổi 3 peptit X, Y, Z thành một peptit G chứa 47 mắt xích gồm 29 A và 18 B, đông thời giải phóng ra 8 phân tử H2O.
Có nG = 0,29 : 29 = 0,01 mol
2X + 3Y + 4Z → 29A - 18B + 8H2O
mG = mT - mH2O = 35, 97 - 0,01. 8. 18 = 34, 53
⇒ MG = 34,53 : 0,01 = 3453 = 29. MA + 18. MB - 46. 18
⇒ 29. MA + 18. MB = 42 81
Thấy khi M = 75 ( Ala) thì M = 117 ( Val) ⇒ Vậy G là peptit chứa 29 Ala- 18 Val
Trong 35,97 gam T đốt cháy sinh ra ( 0,29. 2 + 0,18. 5) = 1,48 mol CO2
và ( 0,29. 5 + 0,18. 11- 46.2. 0,01 + 0,08. 2): 2 = 1,335 mol H2O
⇒ m' gam T đốt cháy sinh ra 0,74 mol CO2 và 0,6675 (a) mol H2O
Bài 5: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam glycine và 16,02 gam alanine. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là
A. 30,93. B. 30,57.
C. 30,21. D. 31,29.
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có Gly: Ala = 29 : 18 ⇒ tổng số mắt xích của T là bội số của (29 + 18)k = 47k ( với k là số nguyên dương)
Tổng số liên kết peptit là 16 ⇒ k đạt max khi Z chứa 15 mắt xích ( ứng với 14 liên kết peptit) , Y chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit), X chứa 2 mắt xích (( ứng với 1 liên kết peptit)
⇒ 47k ≤ 2.2 + 2. 3 + 4. 15 ⇒ k ≤ 1,48 ⇒ k = 1
Quy đổi 3 peptit X, Y, Z thành một peptit G chứa 47 mắt xích gồm 29 Gly và 18 Ala, đông thời giải phóng ra 8 phân tử H2O.
Có nG = 0,29 : 29 = 0,01 mol
2X + 3Y + 4Z → 29Gly-18Ala + 8H2O
m = mG + mH2O = 0,01. (29. 75 + 18. 89 - 46.18) + 0,08. 18 = 30,93 gam.
Bài 6: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glycine và alanine, biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có sô liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là
A. 490,6 B. 560,1
C. 520,2 D. 470,1
Lời giải:
Đáp án: D
Tìm số chỉ peptit:
(m; n là số mắt xich a.a trong X; Y)
Khi thủy phân:
Khi đốt cháy: A5: 3a mol → Y6: 4a mol
A ⇔ C2xH4xN2O3: (66,075 + 225a) gam; 19,5 mol
→ C2xH4xN2O3: 19,5a + O2 → CO2 + H2O + N2
.14 + 19,5a.76 = 66,075 + 225a ⇒ a = 0,025
Quay lại tìm m: Tỉ lệ mol P1/P2 = 3.0,3/0,025 = 4
BTKL: 4(66,075 + 225.0,025) + 3,9.56 – 0,195.18 = 470,1
Bài 7: X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino acid no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam. Giá trị của a là
A. Tăng 49,44 B. Giảm 94,56
C. Tăng 94,56 D. Giảm 49,44
Lời giải:
Đáp án: D
Qui đổi X, Y: CnH2nN2O3:
0,24 mol + O2
BTNT O: nO2 = nCO2 + 0,5nH2O + 1,5ndipeptide = 1,485 mol
BTKL: mdipeptide = mCO2 + mH2O + mN2 – mH2O = 1,23(18 + 44) + 0,24.28 – 1,485.16 = 35,46 gam
→ nH2O (đã thêm để tạo dipeptide) = = 0,15 mol
→ nH2O (thực tế tạo thành) = 1,23 – 0,15 = 1,08 mol
Δmdd = (1,23.44 + 1,08.18) - 123,0 = -49,44gam
Bài 8: Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino acid là glycine, alanine và phenyl alanine. Công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Phe-Gly. B. Gly-Phe-Ala-Gly.
C. Ala-Phe-Gly-Ala. D. Gly- Ala-Phe
Lời giải:
Đáp án: A
Có MX = 293 được cấu tạo bởi Gly, Ala, Phe
Thấy 293 = 75 + 89 + 165-2. 18 ⇒ X là tripeptide chứa 1Gly,1 ALa, 1 Phe
Có nHCl = 0,222.0,018 = 3,996. 103 ≈ 4.10-3 mol
Khi thủy phân tripeptide X thu được hai dipeptide Y, Z
Có nY = 0,5nHCl = 0,002 mol ⇒ MY = 236 = 165 + 89- 18 ⇒ Y có cấu tạo Ala-Phe hoặc Phe-Ala
⇒ nZ = 3.10-3 ⇒ MZ = 222 = 165 + 75-18 ⇒ Z có cấu tạo là Gly-Phe hoặc Phe-Gly
⇒ X có câu tạo Gly-Phe-Ala hoặc Ala-Phe- Gly
Bài 9: Hỗn hợp X gồm 4 peptit có tỷ lệ mol là 1:2:3:4. Thủy phân m gam X thì thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 2,92 gam Gly-Ala; 1,74 gam Gly-Val; 5,64 gam Ala-Val; 2,64 gam Gly-Gly; 11,25 gam glycine; 2,67 gam alanine và 2,34 gam valine. Biết tổng số liên kết peptit trong X không vượt quá 13. Giá trị của m là
A. 26,95. B. 26,72.
C. 23,54. D. 29,2.
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi X gồm peptit A, B, C, D theo tỉ lệ lần lượt 1:2:3:4
Có ∑nGly = nGly-Ala + nGly-Val + 2nGly-Gly + nGLy = 0,02 + 0,01 + 2 .0,02 + 0,15 = 0,22 mol
∑nAla = nGly-Ala + nAla-Val + nAla = 0,02 + + 0,03 + 0,03 = 0,08 mol
∑nVal = nGly-Val + nAla- Val + nVal = 0,02 + 0,03 + 0,02 = 0,07 mol
Gly : Ala : Val = 22: 8 : 7
⇒ tổng số mắt xích trong X là bội số của (22 + 8 + 7)k = 37k
số liên kết peptit trong X không vượt quá 13 ⇒ k lớn nhất khi D gồm 10 mắt xích, A, B, C đều chứa 2 mắt xích ⇒37k ≤ 1.2 + 2.2 + 3.2 + 4. 10 ⇒ k ≤ 1,4 ⇒ k = 1
Quy X về peptit Z chứa 22 Gly-8 Ala-7 Val ⇒ nZ =0,01 mol
A + 2B + 3C + 4D → 22 Gly-8 Ala-7 Val + 9H2O
Bảo toàn khối lượng:
⇒ m = 0,01. ( 22. 75 + 8. 89 + 7. 117- 36. 18) + 0,01. 9. 18 = 26,95 gam.
Bài 10: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại α-amino acid, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 :3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam glycine và 42,72 gam alanine. Giá trị của m là
A. 104,28. B. 116,28.
C. 109,50. D. 110,28
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có nGly = 1,08 mol và nAla = 0,48 mol ⇒ nGly: nAla = 9:4
⇒ Tổng số mắt xích trong X là bội số của (9 + 4)k= 13k
tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5 ⇒ k đạt giá trị lớn nhất khi Y chứa 5 mắt xích( ứng với 4 liên kết) và X chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết)
13k ≤ 1.2 + 3. 5 ⇒ k ≤ 1,3
Quy hỗn hợp M thành peptit N gồm 9 Gly và 4 Ala và giải phóng H2O
X + 3Y → 9Gly-4Ala + 3H2O
Có nN = 0,48 : 9 = 0,12 mol
⇒ m = 0,12.( 9. 75 + 4.89- 12.18) + 0,12. 3. 18 = 104,28 gam.
Bài 11: Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm bao gồm 13,5 gam Gly và 7,12 gam Ala. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của hai peptit bằng 5. Giá trị m là
A. 19,18 B. 18,82
C. 17,38 D. 20,62
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có nGly = 0,18 mol, nAla = 0,08 mol ⇒ nAla : nGly = 4 : 9
Vì X gồm 2 peptit X1, X2 có tỉ lê 1:3 và tổng số liên kết peptit là 5 ⇒ gộp 2 peptit thành 1 peptit Y có 4 Ala - 9 Gly với số mol là 0,02 mol.
X1 + 3X2 → Y + 3H2O
mX = mY + mH2O = 0,02.(4.89 + 9.75-12.18 ) + 0,02.3. 18 ⇒ mX = 17,38 gam
Bài 12: X là một α- amino acid no mạch hở chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam dipeptide. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptide. Đốt cháy m1 gam dipeptide thu được 1,35 mol nước Đốt cháy m2 gam tripeptide thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là:
A. 22,50 gam B. 13,35 gam
C. 26,79 gam D. 11,25 gam
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có 3m gam X CnH2n+1NO2 → m1 gam C2nH4nN2O3 → 1,35 mol H2O
3m gam CnH2n+1NO2 → 3m2 gam C3nH6n-1N3O4 → 3.0,425 mol H2O
Luôn có khi đốt dipeptide thu được nCO2 = nH2O = 1,35 mol
Vì lượng CO2 không đổi nên khi đốt tripeptide cũng cho số mol CO2 là 1,35 mol
⇒ ntripeptide = 2. (nCO2 - nH2O) = 0,15 mol
⇒ nX = 0,15. 3 = 0,45 mol ⇒ n = 1,35 : 0,45 = 3
⇒ m = 0,15. 89= 13,35 gam.
Bài 13: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α – amino acid đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 27,75. B. 10 và 33,75.
C. 9 và 33,75. D. 10 và 22,75.
Lời giải:
Đáp án: C
Theo bảo toàn oxi cần đốt và C, N: khi đốt dipeptide CnH2nN2O3 cần 1,875 mol O2 và
thu được 1,5 mol CO2 + 1,5 mol H2O
⇒ Bảo toàn oxi ⇒ ndipeptide = 0,25 mol; mdipeptide = 40 gam.
Số mol H2O quy đổi là 0,2 mol; phương trình quy đổi: 2Xn + (n – 2)H2O → nX2;
⇒ tỉ lệ n : (n – 2) = 5 : 4 ⇒ n = 10 ⇒ X có 9 liên kết peptit.
nX = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol ⇒ khi nX = 0,025 mol thì ndipeptide = 0,125 mol; mdipeptide = 20 gam.
Sp thủy phân X ↔ sp thủy phân dipeptide ⇒ m = 20 + 0,4.40 – 0,125.18 = 33,75 gam.
Bài 14: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (x mol) và Y (y mol), mỗi peptit đều tạo bởi glycine, alanine và val. Đun 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,9 mol NaOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol X thì thu được thể tích CO2 chỉ bằng ¾ lần lượng CO2 khi đốt 0,7 mol Y. Biết tổng số nguyên tử Oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m gần nhất là:
A. 444,0 B. 439,0
C. 438,5 D. 431,5
Lời giải:
Đáp án: A
Tổng số nguyên tử Oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4 → T gồm pentapeptit :x mol và hexapetit :y mol
Ta có hệ:
Gọi số C trong X và Y lần lượt là n,m (mỗi peptit đều tạo bởi glycine, alanine và val nên 14 ≤ n ≤ 20; 16 ≤ m ≤ 25)
Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol X thì thu được thể tích CO2 chỉ bằng 3/4 lần lượng CO2 khi đốt 0,7 mol Y
⇒ 0,7n = 0,7.m.3/4 ⇒ 4n = 3m ⇒ lập bảng các giá trị thỏa mãn là
n = 15 (2GLy - 2Ala- Val) và m = 20 (2GLy - 2Ala- 2Val)
⇒ m = 1,4.97 + 1,4.111+ 1,1. 139 = 444,1 gam.
n = 18 (GLy - 2Ala - 2Val), m = 24 (không thiết được hexapeptide được tạo bởi Ala, Val, Gly) loại
Bài 15:Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y đều thu được glycine và valine. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 cần dùng 44,352 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 92,96 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 4,928 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn Y thu được a mol Val và b mol Gly. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 1 B. 2 : 1
C. 3 : 2 D. 1 : 2
Lời giải:
Đáp án: A
Quy đổi hỗn hợp E về:
Có nO2 = 2,25nC2H3NO + 1,5nCH2
⇒ x =
Có mtăng = mCO2 + mH2O ⇒ 92,96 = 44.(0,44.2 + 0,66) + 18. (1,5.0,44 + 0,66 + y)
⇒ y = 0,08 = nE
Hỗn hợp E chứa X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 ⇒ X : 0,02 mol và Y : 0,06 mol
Gọi số mắt xích của X,Y lần lượt là n,m ⇒ n + m = 10
Và 0,02n + 0,06m = 0,44 ⇒ n =4 và m = 6
Gọi số C trong X và Y lần lượt là x1 và y1 ( 8 ≤ x1 ≤ 20, 12≤ y1 ≤ 30)
⇒ x1.0,02 + y1.0,06 = 0,44. 2 + 0,66 ⇒ x1 + 3y1 = 77
luôn có 6.2 = 12 ≤ y1 ≤ 77 /3 = 25,5
Lập bảng chọn giá trị x1 = 14(2Gly - 2Val) và y1 = 21 (3Gly - 3Val)
Vậy thủy phân Y thu được 3 Gly và 3 Val.
Bài 16: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val, 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỷ lệ x:y là?
A. 11:6 hoặc 6:1 B. 2:5 hoặc 7:20
C. 2:5 hoặc 11:16 D. 6:1 hoặc 7:20
Lời giải:
Đang biên soạn
Bài 17: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A gồm 2 peptit X và Y (có số liên kết peptit hơn kém nhau 1 liên kết) cần vừa đủ 120ml KOH 1M, thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala và Val (trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam A cần dùng 14,364 lít khí O2 (đtkc) thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Thành phần phần trăm về khối lượng của muối Ala trong Z gần giá trị nào nhất sau đây
A. 45% B. 54%
C. 50% D. 60%
Lời giải:
Đáp án: C
Trong 13,68 gam A
BTKL: 13,68 + 0,64125.32 = mN + 31,68 ⇒ nN = 0,18mol
Trong 0,045 mol A (đã tìm được mA = 9,12 gam)
BTKL: 9,12 + 0,12.56 = mmuoi + 0,045.18 ⇒ mmuoi = 15,03gam
Bài 18: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ethyl alcohol và a mol muối của glycine, b mol muối của alanine. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,50 B. 0,76
C. 1,30 D. 2,60
Lời giải:
Đáp án: C
B có công thức phân tử C4H9NO2 không phải a.a tuy nhiên khi đốt cháy ta chỉ quan tâm đến công thức phân tử nên coi như B là 1 a.a có 4C (B phản ứng với NaOH tỉ lệ 1:1).
Khi thủy phân:
Khi đốt cháy: A5: a mol → B: 2a mol
X ⇔ C2xH4xN2O3: (41,325 + 9a) gam; 3,5a mol
→ C2xH4xN2O3: 3,5a + O2 → CO2 + H2O + N2
.14 + 3,5a.76 = 41,325 + 9a -SOLVE→ a = 0,075
→ nCO2(X) = 1,575 → nCO2(A) = 1,575 – 2.0,075.4 = 0,975
→ CA = 0,975 : 0,075 = 13
Bài 19: Hỗn hợp A gồm 2 peptit mạch hở Ala-X-Ala và Ala-X-Ala-X trong đó X là một α-aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH. Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thu được 14x mol alanine và 11x mol X. Đốt 13,254 gam hỗn hợp A cần 17,0352 lít O2 (đktc). Đun 13,254 gam hỗn hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 14,798 B. 18,498
C. 18,684 D. 14,896
Lời giải:
Đáp án: B
A ⇔ C2xH4xN2O3: (13,254 + 99x) gam; O2: 0,7605 mol
→ C2xH4xN2O3: 3,5a + O2 → CO2 + H2O + N2
.14 + 12,5x.76 = 13,254 + 99x ⇒ x = 0,06
mA2 = 13,848; nA2 = 0,0075 mol; BTKL: m = 18,498 gam
Bài 20: X và Y lần lượt là tripeptide và tetrapeptide tạo thành từ 1 loại amino acid no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt 0,1 mol X cần bao nhiêu mol O2?
A. 0,560 mol B. 0,896 mol
C. 0,675 mol D. 0,375 mol
Lời giải:
Đáp án: C
Gọi công thức của amino aixt là CnH2n+1NO2
Công thức của Y là C4nH8n-2N4O5
C4nH8n-2N4O5 + O2 → 4nCO2 + (4n-1)H2O + N2
mCO2 + mH2O = 47, 8 ⇒ 0,1.4n. 44 + 0,1.(4n - 1). 18 = 47,8 ⇒ n = 2
Đốt cháy 0,1 mol X có công thức C6H11N3O4
C6H11N3O4 + 6,75O2 → 6CO2+ 5,5 H2O + 1,5N2
Có nO2 = 6,75.0,1 = 0,675 mol.
Bài 21: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino acid no mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol dipeptide mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,2491 B. 2,5760
C. 2,3520 D. 2,7783
Lời giải:
Đáp án: D
Nhận thấy đốt X và đốt (0,1 + 0,025. 5) = 0,225 mol A cần lượng O2 như nhau, sinh ra lượng CO2 giống nhau
Gọi công thức của A là CnH2n+1NO2
CnH2n+1NO2 + (1,5n - 0,75)O2 → nCO2 + (n + 0,5)H2O + 0,5N2
Đốt cháy X cần 0,225.(1,5n - 0,75) O2 và sinh ra 0,225n mol CO2
Khi cho HCl vào dung dịch Y sinh ra:
Bảo toàn nguyên tố C ⇒ 1,2 - 0,8a + 0,645 = 0,225n
⇒ 1,2 - 0,8. [0,225.( 1,5n - 0,75)] + 0,645 = 0,225n ⇒ n = 4 ⇒ a = 1,18125 mol
Đốt cháy 0,01 a dipeptide: C8H16N2O3
C8H16N2O3 + 10,5O2 → 8CO2 + 8H2O+ N2
⇒ VO2 = 10,5. 0,01.1,18125 . 22,4 = 2,7783 lít
Bài 22: Thủy phân hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X gồm tripeptide, tetapeptit, pentapetit với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,49 gam muối của glycine, 17,76 gam muối của alanine và 6,95 gam muối của valine. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 46,5 gam. Giá trị gần đúng của m là
A. 24 B. 21
C. 26 D. 32
Lời giải:
Đáp án: B
Có nGly = 0,17 mol, nAla = 0,16 mol và nVal = 0,05 mol
Có nCO2 = 0,17.2 + 0,16.3 + 0,05. 5 = 1,07 mol, nN2 = (0,17 + 0,16 + 0,05) : 2 = 0,19 mol
Coi hỗn hợp gồm 0,09 mol:
Bảo toàn nguyên tố C ⇒ 0,38.2 + x = 1,07 ⇒ x = 0,31 mol
⇒ nH2O = 0,38. 1,5 + 0,09 + 0,31 = 0,97 mol
mX = 0,38.57 + 14. 0,31 + 0,09. 18 = 27,62 gam
Cứ 27,62 gam X thì tạo thành 1,07. 44 + 0,97. 18 = 64,54 gam CO2 và H2O
⇒ cứ 19,89 gam X thì tạo thành 46,5 gam O2 và H2O
Bài 23: tripeptide X và pentapeptit Y đều được tạo ra từ amino acid X no, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo thành 6 gam kết tủa. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol Y thì thu được N2 và m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của m là
A. 11,86. B. 13,3.
C. 5,93. D. 6,65.
Lời giải:
Đáp án: A
amino acid có dạng CnH2n+1O2N
X + 2H2O → 3CnH2n+1O2N
⇒ X có dạng [(CnH2n + 1O2N)3 - 2H2O] ≡ C3nH6n - 1O6N3
C3nH6n - 1O6N3 + O2 → 3nCO2 + (6n-1)/2H2O + 3/2N2
nCO2 = n↓ = 6 : 100 = 0,06 gam.
Ta có
⇒ n = 2 ⇒ amino acid là C2H5O2N
• Y + 4H2O → 5C2H5O2N
⇒ Y có dạng [(C2H5O2N)5 - 4H2O] ≡ C10H17O6N5
C10H17O6N5 + O2 → 10CO2 + 17/2 H2O + 5/2 N2
nCO2 = 0,02.10 = 0,2 mol ⇒ mCO2 = 8,8 gam.
nH2O = 0,02.17/2 = 0,17mol ⇒ mH2O = 0,17.18 = 3,06 gam
⇒ mCO2 + mH2O = 8,8 + 3,06 = 11,86 gam
Bài 24: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 102,4. B. 97,0.
C. 92,5. D. 107,8.
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi số mol NaOH phản ứng là 2x mol thì số mol dipeptide là x mol.
⇒ quy đổi: đốt x mol dipeptide dạng CnH2nN2O3 cần 4,8 mol O2 → cho cùng số mol CO2 và H2O là (x + 3,2) mol.
Số mol H2O trung gian chuyển đổi = (x + 3,2) – 3,6 = (x – 0,4) mol ⇒ nhh peptit = 0,4 mol.
Có mdipeptide = 14 × (x + 3,2) + 76x = 90x + 44,8 gam
⇒ m = 90x + 44,8 – 18.(x – 0,4) = 72x + 52 gam.
Áp dụng BTKL cho phản ứng thủy phân có: m + 80x = 151,2 + 0,4 × 18.
Giải ra được x = 0,7 mol và giá trị của m = 102,4 gam.
Bài 25: Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino acid đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35,0. B. 27,5.
C. 32,5. D. 30,0.
Lời giải:
Đáp án: C
Đặt số mol CO2 = x; H2O = y và N = z ⇒ số mol KOH = z.
Khối lượng dung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O) = 21,87 ⇒ 153x - 18y= 21,87.
Bảo toàn khối lượng phản ứng đốt cháy có: 4,63 + 6 = 44x + 18y + 14z.
Bảo toàn khối lượng phản ứng thủy phân có:
mH2O =
⇒Lượng H trong muối là =
Khối lượng muối:
.2 + 12x + 85z = 8,19.
Giải hệ tìm được: x = 0,16; y = 0,145; z = 0,07
⇒ m↓ = 31,52 gam
Bài 26: Hỗn hợp T gồm tetrapeptide X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glycine và alanine). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 7,9) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư, khối lượng bình tăng thêm 28,02 gam và còn lại 2,464 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T là
A. 55,92%. B. 35,37%.
C. 30,95%. D. 53,06%.
Lời giải:
Đáp án: D
Khí thoát ra khỏi bình là N2 : 0,11 mol ⇒ số gốc α amino acid = 0,22 mol
Quy T về:
Đốt muối:
Theo đề bài ta có 28,02 = 44.( 0,44 + x-0,11) + 18.( 0,22+ x) ⇒ x = 0,09 = nAla
Bảo toàn nguyên tố N ⇒ nGly = 0,22-0,09 = 0,13 mol
mZ - mT = 7,9 ⇒ 0,22. 40 - 18y = 7,9 → y = 0,05 = nT
Gọi số mol X và Y lân lượt là a,b
Ta có hệ:
X: 0,03 mol (Gly)n(Ala)4-n, Y:0,02 mol (Gly)m(Ala)5-m
Có 0,03.n + 0,02m =0,13 ⇒ 3n + 2m = 13 ⇒ n = 1, m = 5 hoặc n = 3 và m = 2
n = 1, m = 5 ⇒
n = 3 và m = 2 ⇒
Bài 27: Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptide X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino acid no, mạch hở, có số cacbon liên tiếp (phân tử chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 9 mol không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 165,76 lít khí N2 (ở đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là
A. 4. B. 12.
C. 8. D. 6.
Lời giải:
Đáp án: D
Gọi công thức của tetrapeptide X C4nH8n-2N4O5
C4nH8n-2N4O5 + (4n-3)O2 → 4nCO2 + (4n-1)H2O + 2N2
Có nO2 = 9 : 5 = 1,8 mol ⇒ nN2(kk) = 7,2 mol
Có ∑nN2 = nN2(kk) + nN2 ⇒ nN2 = 0,2 mol
⇒ 0,2.(4n-3) = 1,8 ⇒ n = 3 ⇒ 2 amino acid là CH2(NH2)-COOH và C5H11NO2( có 2 cấu tạo CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH và Val: CH3-CH(CH3)-C(NH2)-COOOH) với số mol bằng nhau
TH1: gồm Gly và Val: Gly-Gly-Val-Val,Gly-Val-Gly-Val, Gly-Val-Val-Gly, Val-Val-Gly-Gly, Val-Gly-Val-Gly, Val-Gly-Gly-Val
TH2: Gồm Gly và CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH : tương tự có 6 peptit thỏa mãn
Bài 28: Hỗn hợp X gồm Gly–Ala, Ala–Ala–Val–Ala, Ala–Gly, Ala–Val–Val–Ala và Ala–Ala. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH đun nóng thu được (m + 29,7) gam hỗn hợp muối của các amino acid. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 63,616 lít CO2 (đktc) và 49,32 gam H2O. Giá trị gần đúng của m là
A. 72,30 B. 72,10
C. 74,09 D. 73,76
Lời giải:
Đáp án: B
Đốt m gam X thu được 2,84 mol CO2 và 2,74 mol H2O
⇒ cần 0,1 mol H2O để quy đổi hỗn hợp X về x mol X2.
Thủy phân (m + 1,8) gam X2 cần 2x mol NaOH → (m + 29,7) gam muối + x mol H2O.
⇒ BTKL có: m + 1,8 + 80x = m + 29,7 + 18x ⇒ x = 0,45 mol.
⇒ mdipeptide X2 = 2,84.14 + 0,45.76 = 73,96 gam = m + 1,8 ⇒ m = 72,16 gam.
Bài 29: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glycine và alanine. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
A. 396,6. B. 409,2.
C. 340,8. D. 399,4.
Lời giải:
Đáp án: A
Tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4 ⇒ T gồm penta peptit; x mol và hexapeptide; y mol
Ta có hệ:
Giả sử X có a Gly và (5-a) Ala.Y có b GLy và (6-b) Ala
Nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2
⇒ 0,4.[2a + 3.(5-a)] = 0,3.[2b + 3. (6-b)] ⇒ 4a - 3b = 6 ⇒ Cặp nghiệm thỏa mãn là a = 3, b = 2
0,4 mol 3Gly-2Ala và 0,4mol 2Gly-4Ala
⇒ m = (0,4.3 + 0,3.2). (75 + 22) + (0,4.2 + 0,3.4). (89 +22) = 396,6 gam
Bài 30: Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y(CnHmO5Nt) cần dùng 580ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glycine và valine. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn cùng lượng E trên trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 115,18 gam. Công thức phân tử của peptit X là
A. C17H30N6O7 B. C21H38N6O7
C. C24H44N6O7 D. C18H32N6O7
Lời giải:
Đáp án: B
Quy hỗn hợp E về đipepit có dạng CnH2nN2O3 : 0,29 mol, lượng nước cần thêm H2O : x mol
CxHyO6N7 + 2H2O → 3CnH2nN2O3 và CnHmO5N4 + H2O → 2CnH2nN2O3
Có mdipeptide = 45,54 + x.18
Khi đốt cháy hỗn hợp dipeptide sẽ cho nCO2 = nH2O
Ta có
nH2O = nCO2 =
Theo đề bài có mH2O + mCO2 = 115,18 + 18x
⇒ (44 + 18) = 115,18 + 18x ⇒ x = 0,18
⇒ nCO2 = = 1,91 mol
Gọi số mol của CxHyO6N7 và CnHmO6N5 lần lượt là a, b
Ta có hệ:
Khi đó 0,07.x + 0,04. n = 1,91 ⇒ 7x + 4n = 191
Với x = 24 ⇒ n= 5,75 loại
Với x = 18 ⇒ n = 16,25 loại
Với n = 17 ⇒ n = 18
(không thể phân tích thành số C của Val và Gly để thành tetrapeptide được) ⇒ loại
Với x = 21 ⇒ n = 11 (11 = 2 + 2 + 2 + 5. Gly-Gly-Gly-Val) thỏa mãn
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập polymer cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết
- Bài tập saccharose cơ bản có lời giải chi tiết
- Bài tập saccharose nâng cao có lời giải chi tiết
- Bài tập Tinh bột, Cellulose cơ bản có lời giải chi tiết
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều