Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về phản ứng trùng hợp lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về phản ứng trùng hợp.

A. Lý thuyết và phương pháp giải

Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và xúc tác thích hợp, các phân tử alkene có thể kết hợp với nhau tạo thành những phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn.

Ví dụ:

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Chú ý:

+ Phản ứng trùng hợp thuộc loại phản ứng polymer hóa.

+ Chất đầu tham gia phản ứng trùng hợp gọi là monomer.

+ Sản phẩm gọi là polymer.

+ Phần trong dấu ngoặc gọi là mắt xích của polymer.

+ n là hệ số trùng hợp, thường lấy giá trị trung bình.

Phương pháp giải thông thường: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Monomerxt,to,ppolymer + monomer dư

⇒ mmonomer = mpolymer + mmonomer dư

- Trong trường hợp đề bài yêu cầu tính hệ số trùng hợp (n)

Ta có: n = MpolymerM1mat xich

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trùng hợp 6,1975 lít C2H4 (đkc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polymer thu được là

A. 4,3 gam.

B. 7,3 gam.

C. 5,3 gam.

D. 6,3 gam.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

nC2H4=6,197524,79=0,25molmC2H4=0,25.28=7,0 gam.

Bảo toàn khối lượng có: mPolymer = mEthene phản ứng

H = 90% mpolymer =7.0,9 = 6,3(g).

Ví dụ 2: Một phân tử polyethylene có phân tử khối là 840 000u. Hệ số polymer hóa của phân tử này là

A. 3000.

B. 28000.

C. 25000.

D. 30000.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Ví dụ 3: Trùng hợp 60 kg propene thu được m kg polime, biết H = 70%. Giá trị của m là

A. 42,0 kg.

B. 29,4 kg.

C. 84,0 kg.

D. 60,0 kg.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Theo lí thuyết: mpolymer = mpropene = 60 kg

mpolymer thực tế = 60.70100= 42 kg.

C. Bài tập minh hoạ

Câu 1: Trùng hợp but-2-ene, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

B.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

C.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

D.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Đáp án đúng là: B

Phương trình trùng hợp but-2-ene:

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Câu 2:Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

B.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

C.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

D.Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Đáp án đúng là: B

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Câu 3: Một phân tử polyethylene có khối lượng phân tử bằng 56 000u. Hệ số polymer hóa của phân tử polyethylene này là

A. 20 000.

B. 2 000.

C. 1 500.

D. 15 000.

Đáp án đúng là: B

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

Câu 4: Thể tích monomer (đkc) cần dùng để sản xuất 70 tấn PE (H = 80%) là

A. 77468,75 m3

B. 49580 m3.

C. 74370 m3.

D. 61975 m3.

Đáp án đúng là: A

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

mPE = 70 tấn mmonomer theo lí thuyết = 70 tấn.

mmonomer thực tế = 70.10080= 87,5 tấn = 87,5.106 gam.

nC2H4=3,125.106molV=3,125.106.24,79=77468750lít=77468,75m3.

Câu 5:Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)

A. 2,55.

B. 2,8.

C. 2,52.

D. 3,6.

Đáp án đúng là: C

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

mPE = 4.0,7.0,9 = 2,52 tấn

Câu 6: Cho hỗn hợp thu được khi trùng hợp 1 mol ethylene ở điều kiện thích hợp tác dụng vừa đủ với bromine thấy có 16g bromine phản ứng. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng PE thu được là

A. 80%; 22,4 gam.

B. 90%; 25,2 gam.

C. 20%; 25,2 gam.

D. 10%; 28 gam.

Đáp án đúng là: B

Số mol ethylene dư: nethylene dư =nBr2 = 0,1 mol

H = 10,11.100% = 90%.

mPE =1.28 − 0,1.28 = 25,2 (g).

Câu 7: Trùng hợp propylene thu được polypropylene (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polymer đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polymer đó là

A. 100.

B. 200.

C. 50.

D. 300.

Đáp án đúng là: A

PP có công thức (C3H6)n

Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2→ 3n = 300 → n = 100.

Câu 8: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 104720. Số mắt xích gần đúng của cao su nói trên là

A. 1450.

B. 1540.

C. 1054.

D. 1405.

Đáp án đúng là: B

Cao su tự nhiên là polymer của isoprene Công thức là:

Bài tập về phản ứng trùng hợp (cách giải + bài tập)

M = 68n = 104720 n = 1540.

Câu 9: Một polymer X được xác định có phân tử khối là 39062,5u với hệ số trùng hợp để tạo nên polymer này là 625. Polymer X là

A. Poly(vinyl chloride) (PVC).

B. Polypropylene (PP).

C. Polyethylene (PE).

D. Polystyrene (PS).

Đáp án đúng là: A

Polymer có Mmatxích=39063,5625=62,5 Có nguyên tố chlorine.

Gọi công thức X là CxHyCl 12x + y = 62,5 – 35,5 = 27

X có công thức là C2H3Cl hay CH2=CHCl.

Câu 10: Trùng hợp 6,1975 lít C2H4 (đkc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polymer thu được là

A. 4,3 gam.

B. 5,3 gam.

C. 7,3 gam.

D. 6,3 gam.

Đáp án đúng là: D

nC2H4=6,197524,79=0,25molnC2H4pu=0,25.0,9=0,225molmpolymer=mC2H4pu=0,225.28=6,3gam.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 11 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học