Giáo án Vật Lí 9 Bài 57: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD mới nhất

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi: Thế nào là 1 ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc?

- Biết cách dùng đĩa CD để Hiểu được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.

2. Kĩ năng:

- Biết tiến hành thí nghiệm để phân biệt được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

*GV: SGK, tài liệu tham khảo

*HS: - 1 đèn phát ánh sáng trắng

- 1 tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam

- 1 dĩa CD

- 1 bút laze

- Hộp cát tông che tối

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Gọi 2 HS lên bảng

- HS1: Chữa bài 56.1; 56.2 SBT

- HS2: Chữa bài 56.3 và 56.4 SBT

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Tìm hiểu các khái niệm về ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. (10p)
⇒ Đặt vấn đề: Khi phân tích ánh sáng trắng ta thu được các ánh sáng màu. Vậy có thể phân tích được ánh sáng màu hay không? -> Bài học hôm nay.

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tìm hiểu ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.

- GV: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc?

- GV: Kết luận

Có thể phân tích được ánh sáng màu hay không?

- GV: Kết luận.

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK nêu cách Hiểu được ánh sáng đơn sắc hay không đơn sắc bằng đĩa CD.

- HS: Đọc tài liệu để lĩnh hội kiến thức.

- HS: Trả lời.

- HS: Trả lời

- HS: Nêu cách Hiểu được ánh sáng đơn sắc hay không đơn sắc bằng đĩa CD.

I. ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.

1. Lý thuyết

- ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được.

- ánh sáng không đơn sắc tuy cũng có một mầu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu, do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau.

2. Cách Hiểu được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc

- Có nhiều cách phân tích ánh sáng: bằng đĩa CD, bằng lăng kính...

- Cách phân tích ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD:

+ Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD.

(Chỉ cho ánh sáng cần phân tích chiếu vào đĩa CD, không cho các ánh sáng khác vào đĩa)

+ Quan sát ánh sáng phản xạ.

+ Thay đổi góc tới chùm sáng trên đĩa → Quan sát chùm tia phản xạ.

+ Nếu ánh sáng phản xạ có một màu nhất định → ánh sáng đơn sắc.

+ Nếu ánh sáng phản xạ có những ánh sáng màu khác nhau → ánh sáng không đơn sắc.

Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phân tích ánh sáng màu do một số nguồn sáng phát ra. (20p)
- GV: Nêu các nguồn phát ra ánh sáng màu?

- GV: Trong các nguồn phát ra ánh sáng màu, có nguồn nào phát ra ánh sáng không đơn sắc không?

- GV: Tiến hành thí nghiệm với các nguồn ánh sáng màu.

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Bước tiến hành thí nghiệm.

- GV: Hướng dẫn cách lắp ráp và các bước tiến hành thí nghiệm. GV lưu ý HS khi sử dụng nguồn sáng màu là bút laze: Không chiếu trực tiếp vào mắt...)

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm → Rút ra nhận xét.

Thời gian: 15p

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

- GV: Tổ chức thảo luận lớp rút ra kết luận về kết quả phân tích ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không dơn sắc.

- GV: Thông báo thêm về một số nguồn sáng phát ra ánh sáng màu đơn sắc và ánh sáng đơn sắc (Đèn LED đỏ phát ra ánh sáng đơn sắc; đèn LED lục, vàng phát ra ánh sáng không đơn sắc)

- GV kết luận về cách Hiểu được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD.

- HS: Trả lời.

- HS: Tim hiểu và trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Lắp ráp thí nghiêm.

+ Tiến hành thí nghiệm.

+ Quan sát hiện tượng → Nhận xét

Hoàn thành vào bảng 1/SGK-150.

- HS: Đại diện nhóm trình bày.

II. Thí nghiệm.

1. Lắp ráp thí nghiệm

- Chiếu bút laze tới mặt ghi của đĩa CD. (Đĩa CD được để trong hộp cattông)

-> Quan sát ánh sáng phản xạ.

- Lần lượt chắn trước đèn các tấm lọc màu.

- Chiếu tới đĩa CD.

- Thay đổi độ nghiêng của đĩa.

- Quan sát ánh sáng phản xạ.

2. Phân tích ánh sáng phản xạ

Kết quả- lần thí nghiệm Các màu as được phân tích AS đơn sắc hay không đơn sắc
Bút laze
TL vàng
TL đỏ
TL lục

* Nhận xét: ánh sáng màu tạo ra nhờ tấm lọc màu là ánh sáng không đơn sắc.

3. Kết luận

Muốn biết màu có phải là chùm sáng đơn sắc hay không, ta chiếu chùm sáng đó vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát chùm sáng phản xạ. Nếu thấy chùm phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu tới đĩa CD là ánh sáng đơn sắc. Nếu thấy trong chùm phản xạ có nhiều chùm sáng màu thì ánh sáng chiếu tới đĩa là ánh sáng không đơn sắc.

4. Hướng dẫn về nhà: (2p)

- Xem lại bài học.

- Trả lời phần tự kiểm tra bài 58 vào vở.

- Làm phần vận dụng bài 58

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học