Giáo án Vật Lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thủy điện mới nhất

1. Kiến thức:

- Hiểu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.

- Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.

- Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện, nhiệ điện.

3. Thái độ:

- Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

*GV: - SGK, tài liệu tham khảo.

- Giáo án.

*HS: Xem trước bài 61.

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

(Không kiểm tra)

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cho HS quan sát Hình ảnh một số nhà máy thủy điện: Giáo án Vật Lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thủy điện mới nhất
Trong đời sống và kĩ thuật, điện năng có vai trò rất to lớn. Nguồn điện không có sẵn trong tự nhiên như là các nguồn năng lượng khác mà phải tạo ra nguồn năng lượng điện. Vậy phải làm thế nào để biến nguồn năng lượng khác thành năng lượng điện?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Hiểu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Tìm hiểu vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
⇒ Đặt vấn đề:

- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.

GV kết luận: Nếu không có điện thì đời sống con người sẽ không được nâng cao, kĩ thuật không phát triển.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C2, C3.

- GV: Kết luận.

→ Chuyển ý: Sản xuất điện năng như thế nào?

- HS: Đưa ra các dự đoán

- HS: Trả lời C1 .

- HS: Trả lời C2, C3.

I. Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất

C1:

- Trong đời sống: Thắp đèn, nấu cơm, quạt điện...

- Trong kĩ thuật: chạy máy cưa, máy bơm, máy khoan...

C2: - Quạt máy: điện năng chuyển hoá thành cơ năng.

- Bếp điện: Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng.

- Đèn ống: Điện năng chuyển hoá thành quang năng.

- Nạp ắc qui: Điện năng chuyển hoá thành hoá năng.

C3: Dùng dây dẫn: có thể đưa đến tận nơi sử dụng ở trong nhà, trong xưởng, không cần xe vận chuyển hay nhà kho, thùng chứa

2: Tìm hiểu hoạt động của nhà máy nhiệt điện và quá trình biến đổi năng lượng trong các bộ phận đó.

- GV: Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện. Yêu cầu HS trả lời C4.

- GV: Kết luận

? Trong nhà máy nhiệt điện có sự biến đổi cơ bản nào?

- GV: Kết luận.

- HS: Quan sát, trả lời C4.

- HS: Thảo luận, trả lời.

II. Nhiệt điện.

C4: - Lò đốt than: hoá năng chuyển hoá thành nhiệt năng.

- Nồi hơi: Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng của hơi.

- Tua bin: cơ năng của hơi chuyển hoá động năng của tua bin.

- Máy phát điện: Cơ năng chuyển hoá thành điện năng.

- Kết luận 1: Trong nhà máy nhiệt điện, nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng, rồi thành điện năng.

3: Tìm hiểu hoạt động của nhà máy thuỷ điện.

- GV: Giới thiệu quy trình, các bộ phận chính của nhà máy thuỷ điện.

Yêu cầu HS quan sát hình 61.2, trả lời C5.

- GV: Kết luận.

? Tại sao về mùa khô công suất của nhà máy thuỷ điện lại ít đi?

- GV: ?ở nhà máy thuỷ điện, có sự biến đổi năng lượng cơ bản nào?

- GV: Kết luận.

- HS: Quan sát và trả lời.

- HS: Trả lời.

- HS: Trả lời.

III. Thuỷ điện.

C5: Nước trên hồ có dạng thế năng.

- ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hoá thành động năng của nước.

- Tua bin: Động năng của nước chuyển hoá thành động năng của tuabin.

- Trong máy phát điện: Động năng chuyển hoá thành điện năng.

C6: Mùa khô nước ít → mực nước trong hồ thấp → Thế năng của nước ít → Điện năng ít

+ Kết luận 2: Trong nhà máy thuỷ điện, thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hoá thành động năng, rồi thành điện năng.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Trong nhà máy nhiệt điện, tác nhân trực tiếp làm quay tuabin là:

A. nhiên liệu

B. nước

C. hơi nước

D. quạt gió

Câu 2 : Ở nhà máy thủy điện

A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

B. thế năng chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng.

C. quang năng biến thành điện năng.

D. hóa năng biến thành điện năng.

Câu 3 : Ở nhà máy nhiệt điện:

A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

B. nhiệt năng biến thành điện năng, rồi thành cơ năng.

C. quang năng biến thành điện năng.

D. hóa năng biến thành điện năng.

Câu 4 : Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là:

A. lò đốt than

B. nồi hơi

C. máy phát điện

D. tua bin

Câu 5 : Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là:

A. tránh được ô nhiễm môi trường.

B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.

C. tiền đầu tư không lớn.

D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.

Câu 6 : Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?

A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.

B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.

C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.

D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.

Câu 7 : Vì sao nhà máy thủy điện lại phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao?

A. để chứa được nhiều nước hơn.

B. để nước có thế năng hơn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn.

C. để có nhiều nước làm mát máy.

D. để tránh lũ lụt do xây nhà máy.

Câu 8 : Trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện có một bộ phận giống nhau là tuabin. Vậy tuabin có nhiệm vụ gì?

A. Biến đổi cơ năng thành điện năng.

B. Đưa nước hoặc hơi nước vào máy phát điện.

C. Tích lũy điện năng được tạo ra.

D. Biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện.

Câu 9 : Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thủy điện, năng lượng được biến đổi theo nhiều giai đoạn, dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là gì?

A. Nhiệt năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Cơ năng

Câu 10 : Thế năng của một vật có trọng lượng P được nâng lên độ cao h bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: A = P.h. Một lớp nước dày 1m trên mặt một hồ chứa nước có diện tích 1 km2 và độ cao 200m so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

A. 2.1010J

B. 2.1012J

C. 4.1010J

D. 4.1012J

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Gọi HS tóm tắt đề bài C7.

- GV gợi ý: Coi thế năng chuyển hoá hoàn toàn thành điện năng.

- GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày lời giải.

- GV: Kết luận

- HS: Tóm tắt.

- HS: Giải C7.

- HS: Theo dõi, nhận xét.

C7:

Tóm tắt:

h1 = 1m

S = 1km2 = 106 m2

h2 = 200m = 2.102 m

d = 10 000N/m3

Điện năng?

Điện năng = A = P.h

= d . V. h = d.S.h1.h2 = 104.106.2.102 =21012 (J)

Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tua bin sẽ được chuyển hoá thành điện năng

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Nghiên cứu sơ đồ các bộ phận chính của nhà máy thủy điện:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thủy điện mới nhất

- Ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hóa thành động năng của nước.

- Tuabin: Động năng của nước chuyển hóa thành động năng của tuabin.

- Máy phát điện: Động năng chuyển hóa thành điện năng.

⇒ Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Yêu cầu HS về nhà học bài.

- Làm các bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học