Giáo án Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng mới nhất

1. Kiến thức:

- Hiểu được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.

- Hiểu được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.

- Hiểu được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được các dạng năng lượng trực tiếp hay gián tiếp.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, thận trọng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

* GV: SGK, tài liệu tham khảo.

* HS: Máy sấy tóc, nguồn điện, đèn.

2. Kiểm tra bài cũ:

(không kiểm tra) (2p)

3. Bài mới
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

⇒ Đặt vấn đề: Giới thiệu nội dung chính sẽ học trong chương IV.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Hiểu được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.

- Hiểu được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.

- Hiểu được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Ôn tập về sự Hiểu được cơ năng và nhiệt năng. (9p)
- Vào bài mới: SGK/154

- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C1, C2.

- GV: Chuẩn hoá kiến thức.

- GV: Khi vào ta Hiểu được một vật có cơ năng, nhiệt năng?

- GV: Kết luận.

- HS: Trả lời C1, C2

- HS: Trả lời.

I. Năng lượng.

C1:- Tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng vì không có khả năng sinh công.

- Tảng đá được năng lên khỏi mặt đất năng lượng ở dạng thế năng hấp dẫn.

- Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng ở dạng động năng.

C2:

- Làm cho vật nóng lên.

*Kết luận 1:

Ta Hiểu được một vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi nó làm nóng các vật khác.

2: Tìm hiểu các dạng năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng. (20p)

- GV: Cho máy sấy tóc làm việc.

Hỏi: Khi máy sấy tóc làm việc, đã có các dạng năng lượng nào? Có sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng hay không?

- GV: Kết luận

- GV: Yêu cầu HS quan sát bóng đèn điện đang hoạt động.

Hỏi: Có các dạng năng lượng nào? Có sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng hay không?

- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời C3, C4.

- GV: Tổ chức thảo luận chung toàn lớp câu trả lời C3, C4.

→ GV chuẩn hoá kiến thức.

- Hỏi: Có thể Hiểu được các dạng năng lượng khi nào?

- GV: Kết luận.

- HS: Quan sát → Trả lời.

- HS: Quan sát → trả lời.

- HS: Thảo luận nhóm trả lời C3, C4.

- HS: Trả lời.

II. Các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng

C3: Thiết bị A:

(1) Cơ năng thành điện năng

(2) Điện năng thành nhiệt năng

Thiết bị B:

(1) Điện năng thành cơ năng

(2) Động năng thành động năng

Thiết bị C:

(1) Hoá năng thành nhiệt năng

(2) Nhiệt năng thành cơ năng.

Thiết bị D:

(1) Hoá năng thành điện năng

(2) Điện năng thành nhiệt năng

Thiết bị E:

(1) Quang năng thành nhiệt năng

C4: - Hoá năng thành cơ năng trong thiết bị C

- Hoá năng thành nhiệt năng trong thiết bị D.

- Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E.

- Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B.

*Kết luận 2: Con người có thể Hiểu được các dạng năng lượng như hoá năng, quang năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng. Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Có mấy dạng năng lượng?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 2 : Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá nằm trên mặt đất.

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống

Câu 3 : Ta có thể Hiểu được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành

A. Cơ năng

B. Nhiệt năng

C. Năng lượng hạt nhân

D. A hoặc B

Câu 4 : Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã thực hiện công.

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.

D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.

Câu 5 : Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

A. thế năng xe luôn giảm dần

B. động năng xe luôn giảm dần

C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 6 : Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A. làm cho vật nóng lên

B. truyền được âm

C. phản chiếu được ánh sáng

D. làm cho vật chuyển động

Câu 7 : Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1) và (2) của xe đạp:

Giáo án Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng mới nhất

A. (1) cơ năng, (2) quang năng

B. (1) cơ năng, (2) cơ năng

C. (1) điện năng, (2) quang năng

D. (1) quang năng, (2) cơ năng

Câu 8 : Ta Hiểu được trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi trên mặt nước.

Câu 9 : Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta Hiểu được là một vật có nhiệt năng?

A. Có thể kéo, đẩy các vật

B. Có thể làm biến dạng vật khác.

C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật.

D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.

Câu 10 : Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A. Cơ năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Quang năng

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải C5.

- GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày C5.

- GV: Chuẩn hoá kiến thức.

- HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5.

- HS: 1 HS trình bày bài trên bảng, HS khác theo dõi, nhận xét kết quả.

III.Vận dụng

C5:

V = 2l → m = 2kg

t1 = 20oC

t2 = 80oC

Cn = 4200J/kg.K

Điện năng → nhiệt năng?

Giải: Điện năng = Nhiệt năng

- Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên:

Q = m.c (t2 -t1) = 2.4200.(80-20) =504 000 (J)

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng dòng điện có năng lượng gọi là điện năng, chính điện năng này đã chuyển thành nhiệt năng làm nước nóng lên. áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504 000 J

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn về nhà:

- HS làm lại các câu C1 → C5

- Làm các BT trong SBT. Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học