Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được những đặc điểm của dao động tắt dần, cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng.

- Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Nêu ví dụ về tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng.

- Giải thích nguyên nhân dao động tắt dần

2. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự học:

+ Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế về dao động tắt dần, cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng.

+ Biết nâng cao khả năng tự đọc hiểu SGK

+ Có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.

● Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Nhận biết và phân biệt được các ví dụ trong thực tế về dao động tắt dần, cưỡng bức.

+ Biết được điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

+ Giải quyết được các bài toán về dao động tắt dần, cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng

- Năng lực vật lí:

+ Vận dụng hiện tượng cộng hưởng để giải thích hiện tượng vật lý và giải bài tập.

+ Giải được các dạng toán cơ bản về năng lượng liên quan đến dao động tắt dần.

3. Phát triển phẩm chất

● Chăm chỉ, tích cực xây dựng bài.

● Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức.

● Có tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

● SGK, SGV, Giáo án.

● Các video, hình ảnh sử dụng trong bài học.

● Các ví dụ lấy ngoài.

● Máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Hoạt động này, từ một hoạt động tương đối quen thuộc nhưng sẽ được mô tả bằng thuật ngữ vật lý, không bằng ngôn ngữ hằng ngày, tạo cho HS sự hào hứng trong việc tìm hiểu nội dung bài học.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.

c. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS đưa ra được nhận xét về quá trình thực hiện của hoạt động.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi ở ví dụ mở đầu bài học.

Ly Cà Phê

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh để trả lời cho câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi mở đầu: Theo như quan sát, ta thấy:

Vì trong quá trình xích đu chuyển động có một phần năng lượng của xích đu chuyển thành dạng nhiệt năngdo cọ xát chỗ treo và lực cản của không khí nên năng lượng giảm dần. Nên nếu không có người mẹ đẩy nhẹ vào ghế thì xích đu sẽ chậm dần và dừng lại.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận và nhận xét câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài: “Như các em đã trả lời ở trên, dao động của xích đu trong thực tế năng lượng sẽ giảm dần, muốn tiếp tục dao động lâu hơn người mẹ phải đẩy nhẹ vào ghế để tìm hiểu rõ hơn về vấn dề nàychúng ta sẽ đi vào bài mới “Bài 6 Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học