Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Thảo luận qua quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) nêu được điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó; thế năng của một điện tích trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đang xét.

- Vận dụng được mối liên hệ thế năng điện với điện thế, V=Aq; mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế.

- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).

- Vận dụng được (không yêu cầu thiết lập) công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

- Thảo luận để xây dựng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

- Lựa chọn và sử dụng thông tin để xây dựng được báo cáo tìm hiểu một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về điện thế, hiệu điện thế, tụ điện.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện thế, hiệu điện thế, tụ điện, đề xuất giải pháp giải quyết.

* Năng lực vật lí:

- Xây dựng được biểu thức tính công của lực điện trường.

- Nêu được khái niệm thế năng điện.

- Nêu được khái niệm điện thế và đơn vị điện thế.

- Xây dựng được biểu thức tính hiệu điện thế.

- Vận dụng được mối liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế.

- Nêu được khái niệm tụ điện.

- Nêu được định nghĩa điện dung và đơn vị đo điện dung của tụ điện.

- Nêu được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

- Xây dựng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

- Thực hiện báo cáo về tìm hiểu ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh sự thay đổi thế năng điện trong điện trường đều, hình ảnh một số loại tụ điện, hình ảnh mô tả cấu tạo đơn giản của tụ điện, kí hiệu tụ điện trong sơ đồ mạch điện,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi định hướng của GV, HS nêu vấn đề xác định năng lượng của một điện tích trong điện trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận về năng lượng của điện tích di chuyển trong điện trường.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh minh họa đẩy một điện tích dương về phía một điện tích dương khác, phải thực hiện công (hình 3.1) cho HS quan sát.

Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Để dịch chuyển một điện tích dương đến gần điện tích dương khác, cần phải đẩy nó để thắng lực đẩy giữa chúng. Trong trường hợp này, ta nói rằng cần phải thực hiện một công để di chuyển một điện tích lại gần một điện tích khác.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Năng lượng của một điện tích di chuyển trong điện trường được xác định như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 3. Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hình thành khái niệm thế năng điện

a. Mục tiêu:

- HS xây dựng được biểu thức tính công của lực điện trường.

- HS hình thành khái niệm thế năng điện.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, định hướng HS xây dựng biểu thức tính công của lực điện trường và hình thành khái niệm thế năng điện.

c. Sản phẩm học tập:

- HS rút ra được biểu thức tính công của lực điện.

- HS dựa trên kiến thức đã biết về thế năng hấp dẫn để hình thành khái niệm thế năng điện.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK tìm hiểu về công của lực điện trường và trả lời câu hỏi sau:

+ Công của lực điện là gì?

+ Xây dựng biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều.

- GV kết luận về công của lực điện trường.

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về thế năng hấp dẫn đã học ở Vật lí 10.

- GV chiếu hình ảnh sự thay đổi thế năng điện trong điện trường đều (hình 3.2) cho HS quan sát.

I. THẾ NĂNG CỦA ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG

1. Công của lực điện trường

- Di chuyển một điện tích dương q một đoạn d dọc theo đường sức trong điện trường đều có cường độ E giữa hai bản tích điện song song, từ phía bản tích điện âm về phía bản tích điện dương.

- Vì lực cùng phương với độ dịch chuyển nên công mà ta thực hiện bằng và ngược dấu với công mà lực điện tác dụng lên điện tích dương q và có độ lớn là

A=Fd=qEd

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học