Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa vào tài liệu đa phương tiện), nêu được cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được xác định bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

- Định nghĩa được đơn vị đi điện lượng Coulomb là lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn.

- Vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện, với n là mật độ hạt mang điện, S là tiết diện thẳng của dây, v là tốc độ dịch chuyển của hạt mang điện tích e.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cường độ dòng điện.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến cường độ dòng điện, đề xuất giải pháp giải quyết.

* Năng lực vật lí:

- Mô tả được hạt mang điện chuyển động có hướng.

- Nêu được khái niệm cường độ dòng điện và đơn vị Coulomb.

- Áp dụng được biểu thức I = Snve.

- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh dây dẫn kim loại khi nối với nguồn điện sẽ có dòng điện chạy qua, hình ảnh các electron dẫn trong kim loại chuyển động có hướng giữa các ion dương dao động quanh vị trí cân bằng cố định,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm minh họa tác dụng mạnh yếu của dòng điện: đồng hồ đo điện năng, pin 1,5 V, biến trở 100 Ω, bóng đèn sợi đốt loại 1,5 V, dây điện, công tắc, bảng để lắp mạch điện.

- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi định hướng của GV, HS nêu vấn đề tác dụng mạnh yếu của dòng điện.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận về tác dụng mạnh yếu của dòng điện.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Muốn truyền năng lượng điện từ nơi này đến nơi khác người ta dùng dây dẫn để truyền dòng điện. Với một đường dây dẫn điện, năng lượng điện truyền trên dây càng lớn, dòng điện chạy trong dây càng mạnh. Tác dụng mạnh yếu của dòng điện được đặc trưng bằng đại lượng nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 1. Cường độ dòng điện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về hạt mang điện chuyển động có hướng

a. Mục tiêu: HS nêu được chuyển động có hướng của hạt mang điện chuyển động trong kim loại và trong dung dịch chất điện phân.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh hoặc phần mềm mô phỏng để nêu được chuyển động có hướng của hạt mang điện.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được yêu cầu GV đưa ra để nêu được chuyển động có hướng của hạt mang điện.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Ở THCS ta đã biết, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

- GV chiếu hình ảnh dây dẫn kim loại khi nối với nguồn điện sẽ có dòng điện chạy qua (hình 1.1) cho HS quan sát.

Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

- GV đặt câu hỏi:

+ Câu hỏi 1 (SGK – tr86): Các hạt mang điện trong kim loại có đặc điểm gì?

+ Dựa vào hình vẽ và thông tin trong SGK, em hãy nêu quy ước chiều dòng điện.

- GV chiếu hình ảnh các electron dẫn trong kim loại chuyển động có hướng giữa các ion dương dao động quanh vị trí cân bằng cố định (hình 1.2) cho HS quan sát.

Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr87)

Tại sao các electron trong dây dẫn kim loại chuyển động có hướng khi nối dây dẫn với nguồn điện?

So sánh chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.

I. CHUYỂN ĐỘNG CÓ HƯỚNG CỦA HẠT MANG ĐIỆN

1. Hạt mang điện chuyển động trong kim loại

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr86)

Các hạt mang điện trong kim loại là các electron mang điện tích âm.

*Kết luận

- Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra nguồn điện, qua dây dẫn đến cực âm.

- Khi không có tác dụng của điện trường ngoài, các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn, không tạo ra dòng điện trong kim loại.

- Khi nguồn điện được nối với dây dẫn kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm cho chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm hướng về cực dương.

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr87)

Dưới tác dụng của điện trường, các electron trong dây dẫn kim loại chuyển động có hướng khi nối dây dẫn với nguồn điện.

Chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại ngược với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học