Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tụ điện

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).

- Vận dụng được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện thế và thế năng điện, đề xuất giải pháp giải quyết.

* Năng lực vật lí:

- Nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.

- Nêu được khái niệm tụ điện.

- Nêu được định nghĩa điện dung và đơn vị đo điện dung của tụ điện.

- Giải thích được các cách ghép tụ điện và vận dụng được công thức tính điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Hình vẽ và bảng số liệu trong SGK: Hình ảnh màn hình cảm ứng, hình ảnh điện môi trước và sau khi đặt trong một điện trường, bảng hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về màn hình cảm ứng sử dụng tụ điện, GV dẫn dắt HS vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về hoạt động của màn hình cảm ứng khi cơ thể con người tiếp xúc với các thiết bị điện.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về nội dung liên quan đến tụ điện.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh màn hình cảm ứng (hình 14.1) cho HS quan sát.

Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tụ điện

Màn hình cảm ứng được sử dụng ngày càng phổ biến. Trong đó, màn hình cảm ứng điện dung (sử dụng tụ điện) hoạt động dựa vào khả năng nhường hoặc nhận điện tích của cơ thể con người khi có sự tiếp xúc với các thiết bị điện.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Tụ điện là thiết bị có những đặc tính gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 14: Tụ điện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu điện môi trong điện trường

a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK – tr87)

Liệt kê một số vật liệu có tính cách điện trong đời sống.

- GV chiếu hình ảnh điện môi trước và sau khi đặt vào trong một điện trường (hình 14.2) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:

Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tụ điện

+ Điện môi là gì?

+ Nêu đặc điểm của chất điện môi khi được đặt trong điện trường?

- GV giới thiệu mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi.

- GV chiếu bảng hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi (bảng 14.1) cho HS quan sát.

Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tụ điện

- GV kết luận về điện môi trong điện trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG

*Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr87)

Một số vật liệu có tính cách điện: thủy tinh, nhựa, cao su, sứ,…

*Kết luận

- Những vật được cấu tạo từ các chất chứa ít hoặc không có hạt mang điện tự do, không cho điện tích chạy qua được gọi là điện môi. Khi tích điện cho khối điện môi, điện tích dư sẽ nằm ngay tại vị trí được đưa vào.

- Khi điện môi được đặt vào vùng không gian có điện trường, mỗi nguyên tử của điện môi bị phân cực và làm cho cả khối điện môi bị phân cực với hai mặt tích điện trái dấu nhau.

- Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi, kí hiệu là ε

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học