Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Làm thí nghiệm để biết được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.
- Hiểu được ý nghĩa của công thức tính cường độ dòng điện và ý nghĩa của đơn vị điện lượng.
- Hiểu được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và vận tốc của các hạt mang điện.
- Làm được các bài tập đơn giản liên quan đến các kiến thức được học trong bài.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thảo luận và vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện.
* Năng lực vật lí:
- Nêu được cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
- Định nghĩa được đơn vị đo điện lượng culong là lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn.
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa vào tài liệu đa phương tiện), nêu được cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
- Vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân trong quá trình tìm hiểu ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống và thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ trong SGK: Hình ảnh ánh sáng từ hai bóng đèn sợi đốt cùng loại nhưng có độ sáng khác nhau, hình ảnh bộ dụng cụ thí nghiệm kiểm chứng tác dụng mạnh yếu của dòng điện,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về bóng đèn khi bật công tắc, GV dẫn dắt HS vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về các câu hỏi liên quan tới dòng điện chạy trong dây dẫn nối với bóng đèn.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về nội dung liên quan đến dòng điện, cường độ dòng điện.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh ánh sáng từ hai bóng đèn sợi đốt cùng loại nhưng có độ sáng khác nhau (hình 16.1) cho HS quan sát.
Khi bật công tắc, ta thấy bóng đèn sáng lên gần như lập tức.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Phải chăng các hạt tải điện trong dây dẫn nối với bóng đèn đã di chuyển với vận tốc rất lớn? Có thể ước tính vận tốc này bằng cách nào? Ngoài ra, khi so sánh độ sáng hai bóng đèn sợi đốt cùng loại nhưng được đặt vào hai hiệu điện thế khác nhau ta thấy có sự khác biệt. Yếu tố nào của dòng điện đã tạo nên sự khác biệt này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm dòng điện
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và liên hệ lại kiến thức về khái niệm dòng điện đã được học ở môn Khoa học tự nhiên cấp THCS. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, xem video và nêu khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện. (link video) (từ 2:22 đến 3:03) - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm dòng điện và quy ước chiều dòng điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại kiến thức đã học, đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. |
I. KHÁI NIỆM DÒNG ĐIỆN - Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. - Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm). |
Hoạt động 2. Thí nghiệm kiểm chứng tác dụng mạnh yếu của dòng điện
a. Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng được tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
c. Sản phẩm học tập: HS tiến hành được thí nghiệm và nhận xét về độ mạnh yếu của dòng điện.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Vật Lí 11 Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
Giáo án Vật Lí 11 Bài 20: Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)