Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời; chỉ và nói được chiều chuyển động của Trái Đất trên sơ đồ, mô hình.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Ham thích tìm tòi khám phá về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Sơ đồ hệ Mặt Trời như trong bài 28 SGK; một số hình ảnh, video clip về hệ Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, đặt nặn (nếu có)

- HS: SGK, VBT, một số hình ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS tìm hiểu hệ Mặt Trời và Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài hát “Trái Đất này là của chúng mình”

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

 

+Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh và đó là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

 

 

 

+ Chúng ta đang ở hành tinh nào?

- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Trái Đất trong hệ Mặt Trời”.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ đồ hệ Mặt Trời

Mục tiêu: HS chỉ và nói được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia nhóm 4, quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời ở hình 1 trong SGK và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Có tám hành tinh quay quanh Mặt Trời: Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

Hoạt động 2: Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt Trời bằng đất nặn

Mục tiêu: Tạo hứng thú và củng cố kiến thức cho HS về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời và vẽ lại sơ đồ này trên giấy và tô màu. GV gợi ý cho HS tô Mặt Trời màu vàng, Trái Đất màu xanh dương, xanh lá; hoặc GV cho thể cho HS dùng đất nặn (nếu có) để làm mô hình Mặt Trời và các hành tinh.

- Gv đề nghị HS chú ý đến kích thước tương đối của Mặt Trời và các hành tinh cũng như vị trí của các hành tinh khi vẽ hoặc nặn đất.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm

+ Quan sát sơ đồ và xem hành tinh nào vẽ hoặc nặn đầu tiên và tiếp theo đến hành tinh nào. Có màu gì, kích thước ra sao.

 

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày bài của nhóm

- GV nhận xét, kết luận: Có tám hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trái Đất là một trong các hành tinh này. Các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

 

 

 

 

 

- Cả lớp hát

 

- HS đọc câu hỏi và đưa ra câu trả lời:

+ 8 hành tinh. Đó là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

+ Trái Đất

- HS trình bày câu trả lời trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

 

 

 

 

+Có 8 hành tinh.

+ Hành tinh thứ 3.

 

+ HS tự nói theo ý hiểu của mình.

Ví dụ: Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Theo thứ tự này, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3. Hoả Tinh và Kim Tinh là gần Trái Đất nhất. Hải Vương Tinh xa Mặt Trời và Trái Đất nhất.

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động theo ý tưởng của GV

 

 

 

 

 

 - HS hoạt động nhóm.

+ HS quan sát: Mặt Trời ở giữa, tiếp đến là Thuỷ Tinh, Kim Tinh. HS tự sáng tạo theo ý tưởng và sáng tạo của bản thân.

 

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày

 

- HS nghe GV nhận xét, kết luận.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 3 các môn học