Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 27: Quả địa cầu - Mô hình thu nhỏ của Trái Đất - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS:

- Nhận biết ban đầu về hịnh dạng Trái Đất qua quả địa cầu

- Chỉ được cực Bắc cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam trên quả địa cầu.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: HS có năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu môi trường tự nhiên.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: quả địa cầu, hình trong bài 27 SGK, một số hình ảnh, video clip về hình dạng Trái Đất.

- HS: SGK, VBT, một số hình ảnh về quả địa cầu,  Trái Đất.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú  cho HS  để tìm hiểu Trái Đất.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cùng nghe, vận động theo nhạc và hát theo  bài hát "Trái Đất này là của chúng ta".

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Trái đất có hình dạng gì?

 

GV lắng nghe câu trả lời của HS, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

B. KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu quả địa cầu:

Mục tiêu: HS nhận biết quả địa cầu và công dụng của quả địa cầu.

Cách tiến hành:

- GV đặt quả địa cầu lên bàn và đặt câu hỏi:

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 27: Quả địa cầu - Mô hình thu nhỏ của Trái Đất | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Chúng ta có dụng cụ học tập gì trên bàn?

+Em nhìn thấy những gì trên đó?

- GV nhân xét và tổ chức cho các em hoạt động nhóm để tìm hiểu về quả địa cầu.

- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Trái đất có hình dạng gì?

+ Quả địa cầu dùng để làm gì?

- GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời. Đề nghị các nhóm còn lại đưa ra nhận xét và bổ sung.

 

 

 

- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất, nó cho ta biết hình dạng của Trái Đất.

Hoạt động 2: Quan sát quả địa cầu:

Mục tiêu: HS chỉ được cực Bắc cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam trên quả địa cầu.

Cách tiến hành:

- GV đưa qảu địa cầu lên và yêu cầu HS quan sát, GV đưa cho HS câu hỏi về quả địa cầu: Quả địa cầu có hình dạng, đặc điểm như thế nào?

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 27: Quả địa cầu - Mô hình thu nhỏ của Trái Đất | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi: quan sát và tổ chức dưới hình thức hỏi - đáp, chỉ trên quả địa cầu và nói với nhâu về: đường Xích đạo, cực Bắc, cực Nam, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

- GV mời một số cặp chỉ và hỏi-đáp trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận: Trên quả địa cầu, em thấy được đường Xích đạo, cực Bắc, cực Nam, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

 

 

 

 

- Cả lớp nghe, vận động và hát theo.

 

 

- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

+ Trái đất có hình cầu

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời.

+  Trái Đất có hình cầu.

+ Quả địa cầu là một mô hình ba chiều mô phỏng Trái Đất nó cho ta biết hình dạng cửa Trái Đất.

 

- HS trình bày kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV nhận xét

 

 

 

 

- HS quan sát, tìm câu trả lời..

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 3 các môn học