Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu được những thiệt hại có thể xảy ra (về người, về tài sản,...) do hỏa hoạn.
- Phát hiện được một số vật dễ cháy và giải thích được vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết cách ứng xử trong tình huống có cháy xảy ra ở nhà mình hoặc nhà người khác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có ý thức phòng tránh hỏa hoạn và tôn trọng những quy định về phòng cháy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, tư liệu về một số vụ hỏa hoạn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- Em đã nhìn thấy cháy nhà trong thực tế hoặc trên truyền hình chưa? - Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS trả lời. - Nguyên nhân: Cháy nhà do đun nấu bằng bếp củi (rơm, rạ), bếp ga, do chập điện,... - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được các nguy cơ có thể dẫn đến cháy nhà. + Nêu được hậu quả do hỏa hoạn và cách phòng tránh cháy. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguy cơ/ nguyên nhân cháy nhà. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Điều gì xảy ra trong mỗi hình? + Những nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Những nguy cơ dẫn đến cháy nhà: đốt rác, rơm rạ gần đống rơm; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ bén lửa gần bếp đun nấu,... |
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + H1: Đốt rác bén vào đống rơm gay cháy nhà. + H2: Chập điện gây cháy nhà. + H3: Sặc điện thoại gây cháy nhà. + H4: Để những vật dễ bén lửa gần bếp củi đang đun nấu. - Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà: đốt rác, rơm rạ; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ bén lửa gần bếp đun nấu,... - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Những nguyên nhân khác gây cháy và cách phòng tránh cháy. (làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. + Nêu các nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: Nguyên nhân khác gây cháy: đốt vàng mã, trẻ em đùa nghịch lửa, không chú ý khi châm hương,... Hoạt động 3. Những thiệt hại do cháy gây ra và cách phòng tránh cháy. (làm việc nhóm 2) + Cháy gây thiệt hại gì? + Cách phòng cháy? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: - GV chiếu rên màn hình một số thiệt hại do cháy gây ra - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: + Hậu quả: Cháy nhà gây thiệt hại về người (bị bỏng, chết); thiệt hại về tài sản (hư hỏng đồ dùng, nhà cửa,..). + Cách phòng tránh cháy: Không để vật dễ cháy nơi đun nấu; Hệ thống điện phải lắp Aptomat tự ngắt toàn nhà; Đun bếp phải trông coi,... Hoạt động 4. Cách xử lí khi có cháy (làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. + Mọi người trong hình làm gì? + Nêu nhận xét của em về cách ứng xử đó? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + H6,7,8 là cách xử lí hợp lí khi xảy ra cháy. + H9: cách xử lí không hợp lí khi xảy ra cháy. |
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Nguyên nhân gây cháy: không cẩn thận khi đốt rác, rơm rạ gần đống rơm; vừa sặc điện thoại vừa sử dụng, chập điện, để vật dễ cháy nơi đun nấu, đốt vàng mã, trẻ em đùa nghịch lửa, không chú ý khi châm hương,... - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: * Hậu quả: Cháy nhà, thiệt hại về người (bị bỏng, chết); thiệt hại về tài sản (hư hỏng đồ dùng, nhà cửa,..). * Cách phòng tránh cháy: - Không để vật dễ cháy nơi đun nấu. - Hệ thống điện phải lắp Aptomat tự ngắt toàn nhà - Đun bếp phải trông coi. ... - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ3 - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + H6: Mọi người thoát khỏi đám cháy bằng cách bò thoát bằng cầu thang bộ. + H7: Bế em bé chạy ra ngoài đám cháy và kêu cứu. + H8: Gọi cứu hỏa + H9: Đổ nước và đám cháy điện: nguy hiểm gây cháy chập lớn hơn và điện giật chết người. |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Hs phát hiện được một số vật dễ cháy trong gia đình và đề xuất được nơi cất giữ an toàn. - Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 5. Thực hành điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy nhà em theo gợi ý. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Bài 2,3: GVHD HS hoàn thành vào vở bài tập |
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Chai dầu thắp- bếp ga, bếp lửa + Bao diêm- bếp ga, bếp lửa + Nến- bếp ga, bếp lửa - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 4: Ôn tập chủ đề gia đình
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 5: Hoạt động kết nối với cộng đồng
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 6: Truyền thống trường em
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 Bài 7: Giữ an toàn và vệ sinh ở trường
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)